Tiểu đường tuýp 2: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và điều trị
Bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ đến 90% trong số bệnh nhân mắc tiểu đường. Vậy bệnh trên do đâu, có biểu hiện triệu chứng ra sao? Biến chứng và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp và cập nhật thông tin hữu ích.
Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, đây là bệnh lý mạn tính liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể khiến lượng đường tích trữ trong máu cao hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm.
Tiểu đường được phân ra nhiều loại bao gồm: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất, chiếm tới 90% trong tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường tuýp 2 là gì? Thực chất đây là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất với đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.
Sự kém nhạy bén (hay đề kháng với insulin) khiến đường không được chuyển hóa thành năng lượng và tích tụ ngày càng nhiều trong máu, nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide,… và gây tổn thương cho nhiều hệ cơ quan, thậm chí là tính mạng. Đây là căn bệnh mà bạn nhất định không được chủ quan!
Xem thêm:
Phân biệt tiểu đường tuýp 2 và tuýp 1
Nhiều người đang thắc mắc, tiểu đường tuýp 1 và 2 có gì khác nhau? Theo đó, tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc insulin còn tiểu đường tuýp 2 không phụ thuộc insulin. Bên cạnh đó, nếu tiểu đường tuýp 1 chủ yếu gặp phải ở người trẻ, trẻ em vị thành niên thì số người bị tiểu đường tuýp 2 lại ở độ tuổi cao hơn, trung niên hoặc cao tuổi. Tuy hiện nay xu hướng người trẻ mắc tiểu đường tuýp 2 ngày càng gia tăng nhưng đối tượng chính vẫn là những người có tuổi.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra do do sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy, trong khi đó tiểu đường tuýp 2 lại do quá trình cạn kiệt tế bào beta dẫn tới giảm sản xuất lnsulin. Tuy nhiên cả hai đều khiến lượng đường trong máu ngày càng tăng và nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2
Nhìn chung hiện nay vẫn chưa có bất cứ kết luận chính xác nào của các nhà khoa học và nguyên nhân xuất hiện của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số giả thiết và nguyên nhân có thể xảy ra hoặc một trong những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện mà bạn nên cẩn trọng cũng được các nhà khoa học tiết lộ.
Đái tháo đường type 2 có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm yếu tố di truyền, môi trường sống hay những tác động từ yếu tố khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Nhìn chung nguyên nhân của bệnh rất khó xác định nên bất cứ ai cũng nên cẩn trọng.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 2
Tương tự như nguyên nhân thì đái tháo đường cũng rất khó phân biệt triệu chứng so với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng điển hình dưới đây thì bạn nên cẩn trọng:
- Khát nước liên tục và đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Thị lực suy giảm, mắt nhìn ngày càng mờ.
- Hay cảm thấy đói, thậm chí đói quá mức.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng sống.
- Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn.
- Triệu chứng khác khi đã xuất hiện biến chứng của bệnh,…
Mỗi người cần đặc biệt chú ý quan sát để sớm nhận biết bệnh đái tháo đường tuýp 2 và có hướng điều trị, kiểm soát chúng phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường vô cùng nguy hiểm bởi chúng có thể gây ra hàng loạt biến chứng, trong đó phải kể đến:
Biến chứng cấp tính
Một số biến chứng tiểu đường cấp tính như mất nước, tụt đường huyết, tụt huyết áp, thậm chí là hôn mê vô cùng nguy hiểm. Biến chứng này có thể gặp ở bất cứ người bệnh tiểu đường nào và đừng chủ quan với mức độ nguy hiểm của chúng nhé.
Biến chứng mãn tính
Bên cạnh những biến chứng cấp tính thì việc lượng đường trong máu tăng cao cũng gây nên sự ảnh hưởng đến các hệ cơ quan, tác động đến các quá trình chuyển hóa và gây nên hậu quả khôn lường cho sức khỏe. Một số biến chứng mãn tính (lâu dài) của bệnh như sau:
- Biến chứng tim mạch như: bệnh lý động mạch vành, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Biến chứng thận: Suy giảm chức năng của thận dẫn đến suy thận.
- Biến chứng thần kinh ngoại vi dẫn đến rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương,…
- Biến chứng mắt: Bệnh võng mạc, mắt mờ, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng loét bàn chân.
- Biến chứng nhiễm trùng.
Có thể nói biến chứng của tiểu đường vô cùng nguy hiểm mà nhất định người bệnh cần lưu ý để ngăn ngừa chúng trước khi quá muộn.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ, sống được bao nhiêu năm?
Việc nhận định bệnh tiểu đường nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ cụ thể của mỗi người. Đồng thời, người bệnh có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó:
Tổ chức Bệnh tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK) thống kê trung bình người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ giảm khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ so với thông thường. Đồng thời, các nhà khoa học Canada chỉ ra phụ nữ sau độ tuổi 55 mắc đái tháo đường bị giảm 6 năm tuổi thọ so với 5 năm với nam giới cùng độ tuổi này.
Quan trọng hơn cả, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường phụ thuộc vào việc kiểm soát, ổn định đường huyết và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Chính những biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong sớm mà người tiểu đường không ngờ tới. Việc kiểm soát tốt đường huyết, tránh biến chứng giúp người tiểu đường sống khỏe và sống thọ hơn.
Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2
Để chẩn đoán đái tháo đường có nhiều phương pháp, điển hình như: Xét nghiệm HbA1c, làm xét nghiệm đường huyết khi đói, xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống,… để xác định tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cùng kết quả của xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hiện đại để kết luận chính xác tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ và có hướng điều trị, kiểm soát, ổn định đường huyết thích hợp.
Phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 2
Tuy không phải căn bệnh nan y nhưng tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng vẫn chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng cần kiểm soát và ổn định đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm cũng là cách để người bệnh bảo vệ sức khỏe, sống khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Theo đó, việc sử dụng thuốc tây theo đơn thuốc chỉ dẫn từ bác sĩ đang được nhiều người áp dụng phổ biến. Bên cạnh đó, một số trường hợp sử dụng cây thuốc nam để ổn định đường huyết như: dây thìa canh, neem Ấn Độ, khổ qua,… cũng mang đến hiệu quả tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp.
Lời khuyên sống khỏe cho bệnh nhân tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường thì bên cạnh việc điều trị cần kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập luyện đều đặn để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng của bệnh hiệu quả. Hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường, giàu chất xơ.
- Tránh xa đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga, đồ uống chứa cồn,…
- Ăn ít cơm trắng, thay thế vào đó là tinh bột lành mạnh như cơm gạo lứt, đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Hạn chế ăn chất béo từ động vật, không ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm,…
Người bệnh tiểu đường cũng nên lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, ăn đúng bữa và không bỏ bữa sáng,… để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất. Đừng quên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya, làm việc khoa học, tránh quá sức, hạn chế tối đa căng thẳng cũng là cách giúp điều chỉnh đường huyết ở mức cân bằng và bảo vệ sức khỏe.
Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về bệnh tiểu đường tuýp 2 như trên hy vọng sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy để lại bình luận cho chúng tôi ở khung phía dưới nhé!
source https://metaherb.vn/tieu-duong-tuyp-2.html
Nhận xét
Đăng nhận xét