Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả
Tràn dịch khớp gối là căn bệnh dễ gặp ở những người gặp chấn thương, có các bệnh lý về xương khớp,…Vậy tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Làm thế nào để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra? Cùng Metaherb tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Khớp gối là một trong những khớp quan trọng, giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Trong đó, dịch khớp gối có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát và nuôi dưỡng sụn khớp, giúp cơ thể di chuyển linh hoạt hơn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân như chấn thương, vận động sai cách, các bệnh lý về khớp gối,…có thể khiến dịch tiết ở vùng khớp gối nhiều lên bất thường và dư thừa, dẫn tới tích tụ bên trong ổ khớp được gọi là tràn dịch khớp gối. Tình trạng này khiến khớp gối bị sưng, đau, khó chịu, phù nề, giảm vận động…
Không chỉ gây ra một số triệu chứng kể trên, nếu người bệnh chủ quan và không được điều trị kịp thời, dịch trong khớp sẽ tăng lên, dẫn đến hạn chế khả năng vận động của khớp, gây ra các bệnh cơ xương khớp khác và nặng nhất là bị bại liệt. Điều trị sai cách sẽ khiến khớp gối nhiễm khuẩn nặng hơn, từ đó mà các cơn đau sẽ hành hạ người bệnh ở mức độ nặng hơn.
Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh tràn dịch khớp gối đối với người bệnh:
- Hạn chế vận động: Tràn dịch khớp gối gây ra tình trạng đau nhức và sưng viêm dữ dội.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và đi lại của cơ thể. Khi cố ý đi lại nhanh thì cơn đau sẽ lan rộng lên phần đùi, háng, hông hoặc lan xuống cổ chân, bàn chân, ngón chân. Vào buổi sáng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy căng cơ, tê cứng cơ khiến chân không thể cử động. Người bệnh cần xoa bóp mới có thể giúp tình trạng này suy giảm.
- Ảnh hưởng đến chất lượng sống: Do gặp khó khăn trong đi lại nên người bệnh không thể sinh hoạt cơ bản cũng như hoàn thành công việc. Từ đó khiến chất lượng sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần suy giảm.
- Bại liệt: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý tràn dịch khớp gối. Bại liệt khiến người bệnh mất khả năng vận động hoàn toàn. Do không kiên trì điều trị, dịch khớp không được lấy hết gây viêm nhiễm, sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy hoàn toàn.
Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng do tràn dịch khớp gối gây ra?
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Do đó, để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh cần thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây theo chỉ định của bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối phổ biến như sau:
Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng thuốc tây để điều trị, thường là thuốc giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc corticoids tiếp vào khớp gối. Phương pháp này mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, song có thể gây ra một số biến chứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ như: làm hạ đường huyết, tổn thương gan, thận, đau đầu, nôn mửa, nổi mề đay do tăng nhiệt,…Vì thế, người bệnh chỉ nên thực hiện khi có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp sử dụng can thiệp xân lấn, chọc hút dịch khớp. Phương pháp này có tác dụng rút bớt dịch khớp tràn ở khớp gối, giảm đau và làm dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, chọc hút dịch khớp nhiều cũng có thể gây nhiễm khuẩn.
Bên cạnh việc chọc hút dịch khớp, đối với các trường hợp nặng, bấc sĩ bắt buộc phải chỉ định tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp giúp điều trị triệt để tràn dịch khớp gối song có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong hoặc sau quá trình phẫu thuật.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị cho bệnh nhân tràn dịch khớp gối bị hạn chế vận động lâu ngày bằng các bài tập chuyên biệt. Mục đích của điều trị vật lý trị liệu là tăng cường hệ cơ và cải thiện khả năng vận động vùng khớp gối. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng, không tác động và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh nên người bệnh vẫn cần phải kết hợp với các cách điều trị khác.
Sử dụng thuốc đông y
Theo Đông y, nguyên nhân dẫn đến bệnh tràn dịch khớp gối do sức đề kháng của cơ thể không đủ khiến tà khí xâm nhập, dẫn đến khi huyết không thông, từ đó gây tràn dịch khớp và sưng viêm, đau nhức khớp gối. Do đó, việc sử dụng thuốc đông y có tác dụng giải tỏa sự tắc nghẽn, đuổi nguyên nhân gây bệnh ra khoài và bổ khí huyết – mạnh gân xương.
Theo các chuyên gia đông y, một số vị thuốc như đương quy, phòng phong, quế chi, tần giao, hoàng bá, ma hoàng, uy linh tiên, ngưu tất, phòng kỷ, ý dĩ nhân, tang chi, thương truật, tri mẫu, độc hoạt, khương hoạt, xích thược,..có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các vấn đề liên quan đến xương khớp. Mặc dù mang lại những hiệu quả nhất định, song phương pháp này có tác dụng khá chậm, người bệnh nên dựa trên tình trạng bệnh của mình để căn nhắc sử dụng cho phù hợp.
Điều chỉnh lối sống – sinh hoạt
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cần kết hợp và duy trì chế độ dinh dưỡng cũng như lối sống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra đối với xương khớp. Cụ thể:
Đối với chế độ dinh dưỡng:
- Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại cá giàu omega-3 bao gồm: cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu. Đồng thời nên bổ sung các chất xơ, chất chống oxy hoá có trong các loại rau củ và trái cây. Đặc biệt, nên sử dụng các loại sữa ít béo, phô mai và sữa chua để bổ sung vitamin D và canxi, có thể giúp xương chắc khỏe. Tiêu thụ nhiều vitamin D thông qua các thực phẩm từ sữa và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể mang lại lợi ích cho những người bị viêm khớp.
- Bên cạnh đó, cần hạn chế một số loại thực phẩm không tốt cho sụn khớp như các thực phẩm chứa nhiều đường, muối, axit béo omega 6 bởi các loại thực phẩm này có thể làm tăng sản xuất hóa chất gây viêm của cơ thể, khiến tình trạng sưng, đau nhức ở các khớp gối ngày càng nặng hơn.
Đối với lối sống – sinh hoạt:
- Đa số các bệnh về xương khớp, trong đó có tràn dịch khớp gối đều có nguyên nhân xuất phát từ việc vận động quá sức hoặc sai cách, dẫn đến suy giảm chức năng ở các bộ phận này. Do đó, người bệnh cần hạn chế và điều chỉnh thói quen này, không nên mang vác vật nặng hoặc vận động quá sức để giảm áp lực lên các khớp gối.
- Người bệnh nên duy trì thói quen luyện tập các bài thể dục thể thao phù hợp và vừa sức, vừa để tăng sức mạnh cho các khớp gối, đồng thời hạn chế nguy cơ biến chứng do bệnh tràn dịch khớp gối gây ra. Mỗi ngày nên dành từ 20 – 40 phút cho việc vận động hoặc luyện tập thể dục thể thao.
- Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, luyện tập cùng với chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Không nên thức quá khuya hoặc ngủ không đúng giờ, đủ giấc. Bởi nếu những thói quen này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng lao lực, suy kiệt cơ thể, ảnh hưởng đến bệnh lý.
Trên đây là câu trả lời của Metaherb cho câu hỏi: “Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?”. Mặc dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng, song nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các chuyên gia của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
source https://metaherb.vn/tran-dich-khop-goi-co-nguy-hiem-khong.html
Nhận xét
Đăng nhận xét