Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao? Nên làm sao để kiểm soát?
Để sống khỏe với bệnh tiểu đường thì việc kiểm soát và ổn định chúng là điều tất yếu và quan trọng hàng đầu. Muốn làm được điều đó thì trước tiên người bệnh cần nắm được chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao và bao nhiêu là đáng báo động?
Bệnh tiểu đường là gì?
Nhiều người đã biết hoặc từng nghe qua rất nhiều về bệnh tiểu đường nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Theo đó, tiểu đường có thể hiểu đơn giản là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose trong tế bào khiến lượng đường trong máu tích tụ ngày càng cao và cao hơn mức bình thường. Sự rối loạn chuyển hóa có thể do thiếu hụt hay đề kháng với insulin gây nên. Khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Đây có lẽ là câu hỏi chung của nhiều người. Theo đó, có thể bạn chưa biết nhưng đường là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Đồng thời, trong máu luôn có một lượng nhất định đường (glucose), tùy thời điểm trong ngày mà chỉ số đường sẽ có sự khác biệt. Đối với người bình thường thì chỉ số trên cụ thể như:
- Thời điểm trước ăn: 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l)
- Thời điểm sau ăn khoảng 1-2 giờ đồng hồ: Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l)
- Thời điểm trước khi đi ngủ: 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l)
Tuy có sự chênh lệch giữa các thời điểm nhưng đây là mức trung bình, biểu thị mức bình thường. Một số người có chỉ số đường huyết cao vọt hơn mức bình thường, cụ thể trong bảng dưới đây:
Nếu xuất hiện những triệu chứng của bệnh tiểu đường như: khát nước, đi tiểu liên tục, đói quá mức, mắt mờ, chân tay tê bì, vết thương lâu lành, mệt mỏi, da ngứa, môi khô,… thì hãy kiểm tra chỉ số đường huyết vào những thời điểm như trên để nắm được phần nào tình trạng của bản thân và chẩn đoán tỷ lê mắc bệnh tiểu đường của mình nhé.
Tìm hiểu về chỉ số HbA1C trong xét nghiệm tiểu đường
HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng đường (glucose) gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu và đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy cùng glucose (đường) đi nuôi cơ thể. Việc xét nghiệm chỉ số Hba1c giúp phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong thời gian 3 tháng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kịp thời kiểm soát và điều chỉnh sao cho lượng đường ở ngưỡng ổn định nhất.
Cần phân biệt chỉ số đường huyết khi đói và chỉ số HbA1c là khác nhau, cụ thể:
- Chỉ số đường huyết khi đói: Chỉ phản ánh đường huyết tại thời điểm hiện tại, nhất định.
- Chỉ số HbA1c: Bức tranh tổng thể, phản ánh đường huyết trong suốt 3 tháng liền.
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát chỉ số HbA1c là vô cùng quan trọng. Đồng thời đây cũng là chỉ số để biểu hiện tiểu đường bao nhiêu là cao mà nhiều người đang thắc mắc.
Tiểu đường bao nhiêu là cao, đáng báo động?
Đối với người bệnh tiểu đường thì chỉ số đường huyết như thế nào là ở mức bình thường, đang được kiểm soát ổn định và dầu là chỉ số cao, đáng báo động? Việc nắm được chỉ số này cũng giúp bạn có được những điều chỉnh thích hợp và tránh biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
Người tiểu đường ở mức bình thường là bao nhiêu đây cũng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Theo đó, bên cạnh những chỉ số trên thì hiện nay chỉ số xét nghiệm HbA1C biểu thị đường huyết trung bình của mỗi người trong 24 giờ và suốt 3 tháng. Đối với người tiểu đường thì 3 tháng nên kiểm tra đường huyết một lần để nắm được chỉ số đường huyết và có những điều chỉnh thích hợp.
Theo đó, chỉ số HbA1C trung bình của người bình thường ở mức dưới 5,7%, trong khi đó người bệnh tiểu đường duy trì chỉ số trên ở mức 5,7% – 6,5% là tốt nhất. Những trường hợp chỉ số trên 6,5% là mức cao và báo động cần điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường bao nhiêu là cao thì trên 6,5% chính là câu trả lời. Việc chỉ số đường huyết tăng vọt có thể gia tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể lường trước.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Chỉ số đường huyết là biểu thị người bình thường hay người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường. Đồng thời chúng cũng cho thấy được tình trạng của người bệnh tiểu đường đang ở mức có thể kiểm soát hay quá cao đáng báo động. Nhìn chung tiểu đường gây nhiều ảnh hưởng đến người bệnh, đặc biệt khi chỉ số đường huyết quá cao, không được kiểm soát có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường như:
- Biến chứng mắt: Không chỉ làm suy giảm thị lực mà lượng đường trong máu quá cao còn có thể gây nên biến chứng tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng thận: Làm suy giảm chức năng bài tiết và lọc của thận, từ đó dẫn đến suy thận.
- Biến chứng hệ thần kinh ngoại biên: Không chỉ làm tê chân, tay mà một số trường hợp còn nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể phải cắt bỏ chi vô cùng nguy hiểm.
- Biến chứng tim mạch, huyết áp: Gây nên nhiều biến chứng như cao huyết áp, xơ vỡ động mạch, nhồi máu cơ tim hay thậm chí là tai biến mạch máu não,…
- Biến chứng nhiễm trùng: Đường huyết quá cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng phát triển và gây nên viêm nhiễm nhiều vùng,…
Có thể nói bệnh lý tiểu đường nguy hiểm, đặc biệt càng nguy hiểm hơn khi chỉ số đường huyết quá cao mà không được kiểm soát. Vì vậy người bệnh cần lưu ý thăm khám sức khỏe định kỳ, luôn theo dõi chỉ số đường huyết để có hướng điều chỉnh và ổn định, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách kiểm soát chỉ số đường huyết tốt nhất
Điều trị bệnh tiểu đường theo phác đồ từ bác sĩ
Cách này đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Việc kiểm tra và kiểm soát đường huyết thông qua phác đồ điều trị bằng phương pháp Tây y từ bác sĩ mang đến hiệu quả cao đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Việc điều trị bằng các loại thuốc tây y giúp kiểm soát đường huyết cũng như ngăn ngừa biến chứng mà bệnh gây ra. Tùy trường hợp của mỗi người và vấn đề gặp phải mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ riêng với những loại thuốc cụ thể, tương ứng thích hợp nhất.
Cây thuốc từ thiên nhiên
Đây cũng chính là một trong những cách đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Việc sử dung thảo dược tự nhiên để kiểm soát đường huyết không chỉ hiệu quả, an toàn, tốt cho sức khỏe mà còn khắc phục được nhược điểm của các loại thuốc tây nên ngày càng được nhiều người lựa chọn. Một số thảo dược tự nhiên có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với bệnh nhân tiểu đường phải kể đến như:
- Lá neem Ấn Độ: Giúp kích thích tuyến tụy sản xuất insulin, làm chậm lại quá trình hấp thu đường ở ruột cũng như tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa biến chứng tim mạch và huyết áp.
- Cam thảo đất: Có chứa amelin – hoạt chất có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
- Hoài Sơn: Thành phần chứa nhiều loại men có tác dụng tăng cường phân hủy đường nhanh hơn cũng như tốt cho gan, thận và ngăn ngừa biến chứng thần kinh mà tiểu đường có thể gây ra.
- Tỏi đen: Chứa allicin có tác dụng phân hủy đường nhanh, trong khi đó hoạt chất alkaloid lại giúp kích thích sản xuất insulin ở tuyến tụy, từ đó làm giảm đường huyết hiệu quả.
- Dây thìa canh: Với sự góp mặt của thành phần Acid Gymnemic giúp kích thích sản xuất ra 1 loại hormon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy. Đồng thời, chúng có khả năng làm tăng bài tiết insulin,làm chậm lại quá trình hấp thu glucose ở ruột, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của chúng khá hiệu quả.
Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì bên cạnh việc điều trị bằng tây y hay sử dụng bài thuốc từ dân gian với cây thuốc thiên nhiên thì một chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh tiểu đường cũng có nhiều lưu ý khác thông thường mà bạn cần biết như:
- Tránh xa đồ ngọt, bánh kẹo và trái cây nhiều đường, hoa quả sấy,…
- Hạn chế ăn quá nhiều đạm và chất béo không có lợi từ động vật.
- Hạn chế tối đa đồ uống có cồn (rươu, bia,…), nước ngọt có ga hay café,…
- Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ.
- Ăn nhiều đồ hấp, luộc thay thế cho đồ ăn chiên rán, xào, nhiều dầu mỡ.
- Ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn.
- Sinh hoạt ngủ nghỉ khoa học, tránh thức khuya hay ngủ không đủ giấc (nên ngủ đủ 8 giờ/ngày).
- Tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai của bản thân.
- Luôn suy nghĩ tích cực, vui vẻ, tránh căng thẳng hay lo âu.
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên ăn ít cơm trắng, thay vào đó là sử dụng tinh bột có lợi như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ,… để bảo vệ sức khỏe cũng như kiểm soát lượng đường trong máu được ổn định, ở mức tốt nhất.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?
Điều trị dứt điểm các bệnh lý khác có ảnh hưởng đến tiểu đường
Các bệnh lý khác cũng có tác dụng qua lại với tiểu đường và khiến người bệnh suy giảm tuổi thọ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy việc điều trị những bệnh lý khác trong cơ thể để ngăn cản sự ảnh hưởng tiêu cực từ chúng là vấn đề quan trọng mà nhất định người bệnh cần thực hiện ngay. Một số bệnh lý song song với tiểu đường và có nguy cơ cao người bệnh mắc phải kể đến như: mỡ máu hay bệnh lý về tim mạch, huyết áp, bệnh lý đường tiết niệu,… Để xác định bệnh lý mà bản thân gặp phải thì bạn nên chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể và thăm khám bằng phương pháp khoa học.
Với những thông tin mà Metaherb cung cấp về chỉ số đường huyết bao nhiêu là cao cùng cách kiểm soát chúng hy vọng sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc hay cần tư vấn, hãy để lại bình luận cho chúng tôi ở khung phía dưới nhé.
source https://metaherb.vn/tieu-duong-bao-nhieu-la-cao.html
Nhận xét
Đăng nhận xét