Biến chứng tiểu đường là gì? Có nguy hiểm không? Làm sao để ngăn ngừa?

Không chỉ là những triệu chứng biểu hiện gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà biến chứng tiểu đường nguy hiểm mới thực sự là nỗi ám ảnh và lo lắng đối với nhiều người. Để phòng ngừa và kiểm soát tốt biến chứng mà tiểu đường có thể gây ra thì trước tiên bạn cần hiểu đúng, hiểu đủ về chúng.

Tiểu đường là bệnh gì?

Đây là một trong những bệnh lý phổ biến, thuộc top có tốc độ gia tăng nhanh nhất tại Việt Nam hiện nay. Theo đó, tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể do sự thiếu hụt hay đề kháng với insulin. Điều này khiến lượng đường tích tụ trong máu ngày càng nhiều, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực. Có thể hiểu nôm na thì tiểu đường là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Một trong những điều thực tế hiện nay là dù y học đã rất phát triển nhưng bệnh tiểu đường vẫn chưa có thuốc trị khỏi dứt điểm. Chính điều này tạo nên sự lo lắng đối với nhiều người. Vậy bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Câu trả lời là “có”.

Bệnh tiểu đường đang khiến nhiều người lo lắng
Bệnh tiểu đường đang khiến nhiều người lo lắng

Tương tự như các bệnh lý khác thì tiểu đường có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của người bệnh. Đồng thời nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát kịp thời thì chúng có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường đừng nên chủ quan!

Những biến chứng tiểu đường thường gặp

Tiểu đường (đái tháo đường) có thể gây nên nhiều biến chứng khôn lường. Bên cạnh ảnh hưởng đến cuộc sống thì những biến chứng cấp tính hay mạn tính đều khiến nhiều người lo lắng.

Biến chứng cấp tính

Đây là biến chứng đột ngột thường xảy ra trong thời gian ngắn với 2 trạng thái biểu hiện điển hình như:

  • Hạ đường huyết: Do chế độ ăn uống quá kiêng khem, khắt khe và tập luyện quá sức khiến lượng đường bị sụt giảm nghiêm trọng tại thời điểm nhất định và dẫn đến hạ đường huyết với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, mệt mỏi,…
  • Hôn mê: Một số trường hợp biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường có thể khiến người bệnh bị ngất hay hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng mạn tính

Có khá nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường, trong đó những biến chứng mạn tính, ảnh hưởng lâu dài đến người bệnh như:

Biến chứng tim mạch

Gây ra tình trạng rối loạn mỡ máu, khiến mạch máu bị tổn thương, nguy cơ xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông, thậm chí là nhồi máu cơ tim hay đột quỵ,… vô cùng nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu thì có tới 70% trong tổng số người mắc bệnh tiểu đường gặp phải biến chứng tim mạch. Đồng thời, nguy cơ đột quỵ của người bệnh tiểu đường sẽ cao hơn 2-4 lần so với người bình thường. Chính vì vậy hãy cẩn trọng với biến chứng bệnh tiểu đường nguy hiểm này nhé.

Bệnh tiểu đường gây nên nhiều biến chứng
Bệnh tiểu đường gây nên nhiều biến chứng

Biến chứng mắt

Ngay từ khi bệnh nhân mắc tiểu đường thì mắt đã chịu ảnh hưởng và mờ đi tương đối. Có thể bạn chưa biết, khi lượng đường trong máu tăng cao có thể khiến những mạch máu trong mắt dễ bị nghẽn mạch và vỡ dẫn đến bệnh lý về võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,… Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể dẫn đến mù lòa. Hiện nay theo một số nghiên cứu thì có tới 30-40% bệnh nhân mắc đái tháo đường có xuất hiện biến chứng mắt nguy hiểm nên bạn hãy cẩn trọng.

Biến chứng thận

Một trong những biến chứng đái tháo đường cũng rất nguy hiểm mà bạn có thể chưa biết liên quan đến thận. Theo đó, khi đường huyết quá cao khiến lượng oxy hóa gia tăng làm tổn thương mao mạch ở cầu thận. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể làm suy giảm chức năng bài tiết hay lọc của thận và dẫn tới suy thận, đe dọa tính mạng.

Biến chứng thần kinh

Có thể nói đây là một trong những biến chứng xuất hiện thường xuyên và sớm nhất của người bệnh tiểu đường. Những bộ phận thần kinh ngoại biên xa tim, lượng máu được cung cấp đến thiếu dẫn đến những triệu chứng biểu hiện rõ rệt và hầu như xuất hiện đầu tiên. Người bệnh tiểu đường thông thường sẽ có cảm giác tê bì chân tay, đặc biệt đau nhức chân và phía đầu gối trở xuống. Thậm chí khi bàn chân bị loét, vết thương sẽ lâu lành, nếu người bệnh tiểu đường không điều trị kịp thời có thể dẫn đến phải cắt bỏ chân, vô cùng nguy hiểm.

Biến chứng với chân mà tiểu đường gây ra vô cùng nguy hiểm
Biến chứng với chân mà tiểu đường gây ra vô cùng nguy hiểm

Biến chứng nhiễm trùng

Bên cạnh những ảnh hưởng và biến chứng kể trên là bệnh tiểu đường có thể gây ra thì nhiễm trùng cũng là vấn đề mà bạn nên lưu ý. Khi lượng đường trong máu cao sẽ tạo điều kiện thuận  lợi và lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây nên nhiễm trùng tại nhiều vùng khác nhau, điển hình như: nhiễm trùng da gây mụn nhọt, vi khuẩn làm sâu răng, nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm phụ khoa ở phái nữ,…

Biến chứng ở tiểu đường thai kỳ

Đây là dạng tiểu đường đặc biệt và chỉ xuất hiện trong thời gian phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách thì bệnh cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tiến triển lên tiểu đường tuýp 2.

  • Đối với người mẹ: Tăng nguy cơ tiền sản giật, xuất huyết, bệnh lý võng mạc hay thận nặng nề hơn, đa ối,… thậm chí tăng nguy cơ tử vong khi sinh.
  • Đối với thai nhi: Dị tật bẩm sinh, suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, tăng tỷ lệ thai chết lưu, sinh non hay thậm chí nguy hiểm nhất là tử vong ngay sau khi sinh.

Những biến chứng tiểu đường đối với người bệnh là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt hơn cả là phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Chính vì vậy cần lưu ý để phát hiện sớm và điều trị theo chỉ dẫn, lời khuyên từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi, tránh những nguy cơ có thể xảy đến.

Cách kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Việc kiểm soát và ổn định đường huyết không chỉ giúp người bệnh ít chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiểu đường mà còn ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Để làm được điều đó, người bệnh nên lưu ý:

Sử dụng thuốc phòng biến chứng tiểu đường

Đây là phương pháp đang được nhiều người lựa chọn và phổ biến hàng đầu hiện nay. Việc sử dụng thuốc tây hay các bài thuốc từ dân gian là tùy thuộc vào mỗi người và tình trạng cụ thể nhất định.

Uống thuốc Tây đang được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn
Uống thuốc Tây đang được nhiều người bệnh tiểu đường lựa chọn

Sử dụng thuốc tây: Cần chú ý xác định chính xác tình trạng của bản thân và tuân theo phác đồ điều trị, đơn thuốc từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh cũng như an toàn cho sức khỏe. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ để tránh nguy hiểm nhé.

Sử dụng thuốc nam: Một số cây thuốc từ thiên nhiên cũng mang đến tác dụng kiểm soát đường huyết, thúc đẩy sản xuất insulin hay ngăn ngừa biến chứng tiểu đường,… cũng khá hiệu quả và đang được nhiều người tìm kiếm. Một số thảo dược điển hình phải kể đến như: tỏi đen, hoài sơn, dây thìa canh, cây cam thảo đất, lá neem Ấn Độ, khổ qua rừng, nghệ,…

Sử dụng thuốc tây hay thảo dược tự nhiên thì người bệnh cũng nên lưu ý tuân thủ nguyên tắc khoa học và kiên trì áp dụng. Bệnh tiểu đường hiện tại chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh hoàn toàn, chính vì vậy việc sử dụng thuốc để kiểm soát, ổn định đường huyết cũng như ngăn ngừa biến chứng giúp bạn sống khỏe với bệnh.

Kiểm tra chỉ số đường huyết đều đặn

Đây cũng là một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Việc theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên giúp bạn nắm được tình trạng của bản thân và có hướng điều chỉnh sao cho thích hợp. Chỉ số đường huyết được phân làm 4 loại cơ bản như:

  • Đường huyết khi đói
  • Đường huyết sau ăn
  • Đường huyết ngẫu nhiên
  • Chỉ số HbA1c
Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát chỉ số đường huyết
Người bệnh tiểu đường nên kiểm soát chỉ số đường huyết

Trong đó, 3 loại chỉ số đầu tiên chỉ biểu thị lượng đường trong máu ở thời điểm nhất định còn chỉ số HbA1c là bức tranh toàn cảnh về đường huyết trong 3 tháng liền nhau một cách chính xác nhất. Chính vì vậy đây là chỉ số trung thực và người bệnh cần theo dõi thường xuyên. Theo lời khuyên từ các chuyên gia thì người bệnh nên khám sức khỏe và xét nghiệm HbA1c 3 tháng/1 lần là tốt nhất.

Chỉ số HbA1c dưới 7% là mức kiểm soát tiểu đường tốt nhất của người bệnh. Trong khi đó chỉ số trên từ 7-9% biểu thị nguy cơ cao, từ 9-14% và trên mức chỉ số này cảnh báo nguy hiểm ngày càng gia tăng. Đây cũng là thang báo động bệnh tiểu đường biến chứng sắp diễn ra hay chưa để người bệnh kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn chúng.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao? Nên làm sao để kiểm soát?

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc điều trị bệnh thì kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho khoa học cũng là vấn đề rất quan trọng mà nhất định người bệnh nên lưu ý. Một chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn ngăn ngừa biến chứng, hỗ trợ người bệnh ổn định đường huyết và sống khỏe. Theo đó, người bệnh nên:

Bệnh tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bệnh tiểu đường cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học
  • Hạn chế ăn cơm trắng, thay thế vào đó là tinh bột lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt hay đậu đỗ,…
  • Hạn chế đồ ăn ngọt, nước ngọt có ga, bánh kẹo, trái cây nhiều đường, hoa quả sấy,…
  • Ăn ít chất đạm và chất béo từ động vật, đồ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, cay nóng.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất xơ, ít đường.
  • Uống nhiều nước, ăn chậm, nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn trong ngày.

Điều chỉnh chế độ ăn khoa học nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể hoạt động chính là bí quyết để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, bảo vệ sức khỏe.

Tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn chưa có thói quen tập thể dục hàng ngày thì hãy thay đổi ngay nhé bởi chúng mang đến nhiều lợi ích không tưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên hãy lưu ý chọn cho mình những bài tập nhẹ nhàng, không vận động quá mạnh trong thời gian quá lâu. Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sự dẻo dai của cơ thể cũng như tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý đấy!

Kiểm soát huyết áp và các bệnh lý có liên quan

Mối quan hệ giữa huyết áp và các bệnh lý khác trong cơ thể với đái tháo đường cũng rất khăng khít, qua lại. Chính vì vậy việc kiểm soát huyết áp ổn định và điều trị dứt điểm những bệnh lý khác để chúng không ảnh hưởng đến tiểu đường cũng là cách bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Phía trên là những thông tin mà Metaherb cung cấp về biến chứng tiểu đường cũng như cách kiểm soát chúng. Hy vọng hữu ích cho nhiều người. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hay bất cứ chia sẻ nào thì hãy để lại bình luận cho chúng tôi trong khung phía dưới nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.



source https://metaherb.vn/bien-chung-tieu-duong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả