Bệnh đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng và điều trị hiệu quả nhất

Là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta – đau dạ dày ngày càng ẩn chứa nhiều nguy hiểm và trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều người. Vì vậy, hiểu đúng về bệnh, nắm được nguyên nhân, xác định triệu chứng giúp phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Bệnh đau dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu về bệnh thì cần nắm được giải phẫu khoa học về dạ dày. Theo đó, dạ dày được ví như một chiếc túi đựng thức ăn, nối tá tràng với thực quản bên trong cơ thể con người. Cấu tạo của thành dạ dày gồm 4 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm: thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc và niêm mạc.

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (giảng viên Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh), có thể hiểu đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) phần nhiều là tình trạng tổn thương ở niêm mạc dạ dày do các vết viêm loét gây ra. Chính vì vậy người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ, khó chịu vô cùng.

Thông tin sơ lược về bệnh đau dạ dày

Thống kê về đau dạ dày

Hiện nay, đau dạ dày là một trong những bệnh về đường tiêu hóa phổ biến nhất. Một trong những thực trạng đáng báo động hiện nay là tỷ lệ người có mắc bệnh và có nguy cơ đau dạ dày ngày càng tăng vọt. Theo một số thống kê khoa học, có tới 5-10% dân số thế giới mắc bệnh dạ dày. Tại Việt Nam, con số trên là 7%. Tuy nhiên, số người có nguy cơ mắc bệnh lên tới 70% và đây mới là điều mà toàn xã hội phải lo ngại.

Đau dạ dày là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay
Bệnh đau dạ dày đang phổ biến hiện nay

Đau dạ dày ở vị trí nào?

Việc xác định vị trí đau giúp bạn có thể sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Vùng bụng của con người được chia làm 2 phần: phía trên rốn là vùng thượng vị còn vùng dưới rốn được gọi là hạ vị. Khi bị bệnh đau dạ dày, người bệnh có thể nhận biết thông qua vị trí đau, cụ thể:

  • Đau ở vùng thượng vị: Đây là vùng chứa rất nhiều cơ quan, tuy nhiên nếu có cảm giác đau ở trên rốn và dưới xương sườn kèm theo biểu hiện đầy bụng, ợ hơi, nóng rát,… thì chắc chắn thủ phạm là đau dạ dày đấy!
  • Đau ở vùng giữa bụng: Đây là một trong vị trí đau phổ biến nhất và cũng khó nhận biết bệnh nhất. Tại sao vậy? Vùng giữa bụng (vùng rốn) chứa nhiều cơ quan nội tạng nhất trong cơ thể, vì vậy người bệnh có thể chú ý đến biểu hiện đau thượng vị và lan rộng xuống vùng bên phải để phân biệt.
  • Đau vùng bụng bên trái và bên phải: Khi cơn đau ở vùng thượng vị xuất hiện có thể kéo theo việc lan rộng ra lung và hai bên và đặc biệt đau nhiều hơn ở vùng bụng trái phía trên. Lúc này người bệnh ăn no sẽ giảm đau đáng kể.

Nếu có biểu hiện đau, hãy xác định chính xác vị trí đau và chú ý biểu hiện đi kèm để sớm phát hiện, phân biệt bệnh và có hướng xử lý thích hợp.

Nguyên nhân nào gây đau dạ dày?

Mỗi bệnh lý xuất hiện đều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đau dạ dày cũng không ngoại lệ. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến căn bệnh trên phải kể đến như sau:

Do nhiễm nấm, vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)

Có thể bạn chưa biết nhưng tới 80% số người mắc bệnh đau dạ dày là do nguyên nhân này. Vi khuẩn HP – tên khoa học là Helicobacter pylori. Chúng cùng một số loại nấm, ký sinh trùng (điển hình là loại anisakis) xâm nhập vào thành dạ dày, gây viêm loét và dẫn đến đau dạ dày.

Có tới hơn 80% số người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP
Có tới hơn 80% số người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Ăn uống không điều độ, ăn quá no hoặc quá đói, không đúng bữa, ăn nhiều đồ chua, cay, nóng, thực phẩm đóng hộp,… đều khiến dạ dày chịu tổn thương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày mà hiện nay khá nhiều người mắc phải.

Bên cạnh chế độ ăn uống thiếu khoa học thì sinh hoạt hàng ngày cũng có tác động lớn đến dạ dày của bạn. Việc thường xuyên vừa ăn vừa xem tivi, xem điện thoại, ăn quá no rồi đã vận động mạnh, liên tục,… đều ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và sức khỏe của bạn.

Thường xuyên stress, căng thẳng

Yếu tố tâm lý vốn không thể coi nhẹ trong mối quan hệ với sức khỏe. Tình trạng căng thẳng, stress, lo lắng, áp lực,… thường xuyên diễn ra trong thời gian dài khiến dạ dày chịu áp lực và dẫn đến tình trạng đau, khó chịu.

Lạm dụng chất kích thích

Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, hút bóng cười,… không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sức khỏe mà còn là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày (bao tử) của gặp phải vấn đề đáng ngại đấy!

Lạm dụng chất kích thích tạo nên vết loét và cơn đau dạ dày
Lạm dụng chất kích thích tạo nên vết loét và cơn đau dạ dày

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Tình trạng dạ dày bị đau do viêm loét, xuất huyết có thể xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh liều cao có thể gây ức chế vi sinh vật trong dạ dày gây đau và kèm theo hệ lụy không mong muốn.

Do tác động tiêu cực của các bệnh lý khác

Rối loạn tuyến giáp, trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính,… đều là những bệnh lý tương đối nguy hiểm và có tác động lớn đến dạ dày. Trong một số trường hợp, chúng cũng có thể là nguyên nhân khiến dạ dày của bạn bị viêm loét và đau dữ dội.

Phòng bệnh đau dạ dày bằng cách nào?

Chế độ dinh dưỡng

Điều chỉnh trong chế độ dinh dưỡng, ăn uống sao cho khoa học không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Theo khuyến nghị từ chuyên gia, bạn nên ăn sang đầy đủ, ăn đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no hay quá đói. Đồng thời, hạn chế ăn đồ cay, nóng, nước ngọt có ga, bia rượu, không ăn quá mặn,… Bên cạnh đó, hãy bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước để thanh lọc và tốt cho cơ thể.

Thói quen sinh hoạt

Không chỉ chế độ ăn uống mà việc điều chỉnh, thiết lập cho bản thân thói quen sinh hoạt khoa học, “giã từ” thói quen xấu để phòng bệnh đau dạ dày cũng như duy trì sức khỏe tốt. Bạn nên từ bỏ ngay việc sử dụng thuốc lá và chất kích thích gây hại cho cơ thể. Đồng thời, đảm bảo ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 giờ mỗi ngày), ngủ đúng giờ, không thức khuya sau 23h.

Bên cạnh đó, bạn nên tránh làm việc quá sức, duy trì tâm lý thoải mái, vui vẻ. Hãy tập thể dục thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai và sức đề kháng, tuy nhiên hãy lưu ý tránh khi vừa ăn no nhé.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Sử dụng thuốc Tây được ví như con dao hai lưỡi, nếu bạn dùng không đúng cách có thể gây nên hậu quả khôn lường. Chính vì vậy hãy thận trọng khi sử dụng, tham khảo lời khuyên từ bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để tránh nguy hiểm đối với sức khỏe và tránh gây tổn thương cho dạ dày.

Triệu chứng biểu hiện của đau dạ dày

Đau dạ dày có nhiều biểu hiện, trong đó một số triệu chứng rõ rệt phải kể đến mà bạn cần lưu ý như sau:

Cảm giác đau vùng thượng vị

Như thông tin đã cung cấp phía trên, việc xác định vị trí đau cũng phần nào giúp bạn phân biệt được các bệnh lý cơ bản, trong đó có bệnh về dạ dày. Nếu bạn thường xuyên đau ở vùng thượng vị (trên rốn, dưới xương sườn), cơn đau âm ỉ hay dữ dội kèm theo triệu chứng nóng rát, cồn cào ở vùng này, đặc biệt là khi ăn no thì có thể là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày đấy.

Bụng chướng, đầy hơi, khó tiêu

Theo một số chuyên gia thì tình trạng chướng bụng, đầy hơi, cảm thấy khó chịu vùng bụng và khó tiêu có thể là triệu chứng của bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên đừng chủ quan, hãy chú ý những thay đổi thường xuyên của cơ thể cùng những biểu hiện đi kèm khác để sớm phát hiện bệnh, điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Chướng bụng, đầy hơi là triệu chứng của đau dạ dày
Chướng bụng, đầy hơi là triệu chứng của đau dạ dày

Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa nên việc đau dạ dày sẽ cản trở quá trình tiêu thụ thức ăn trong bao tử, khiến thức ăn lên men và gây ra ợ hơi, ợ chua. Một số trường hợp do dịch dạ dày tăng tiết làm mất cân bằng độ pH dẫn đến chứng trào ngược thực quản với biểu hiện rõ rệt là ợ chua. Đây cũng là một trong những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày rất rõ rệt mà người bệnh nên lưu ý.

Buồn nôn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu

Trong một số trường hợp đặc biệt khi tình trạng viêm loét dạ dày nặng có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo đau dạ dày vô cùng nguy hiểm mà bạn nhất định không được chủ quan.

Chán ăn, sút cân, cơ thể mệt mỏi

Đau dạ dày gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa khiến một số người bệnh cảm giác chán ăn, ăn không ngon, dẫn đến giảm cân, cơ thể mệt mỏi. Tình trạng trên kéo dài khiến cơ thể không đủ năng lượng, suy nhược và tác động đến mọi hoạt động, công việc và tâm lý.

Triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng kể trên thì một số trường hợp khi bị đau dạ dày có thể biểu hiện bằng việc đi ngoài phân đen, thường xuyên choáng váng, mất ngủ,… Bất cứ sự thay đổi nào của cơ thể, dù là nhỏ nhất bạn cũng nên lưu ý để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Các biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày

Không ít người vẫn chủ quan với đau dạ dày bởi trong một số trường hợp những cơn đau có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh đau dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường, điển hình:

  • Ung thư dạ dày
  • Xuất huyết dạ dày
  • Hẹp môn vị
  • Thủng dạ dày
  • Viêm dạ dày mãn tính
Biến chứng của bệnh đau dạ dày vô cùng nguy hiểm
Biến chứng của bệnh đau dạ dày

Như vậy, trong trường hợp nhẹ người bệnh có thể bị đau đớn, nôn ói, mệt mỏi, suy nhược cơ thể nhưng nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế đừng chủ quan, hãy chú ý triệu chứng để sớm phát hiện bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.

Đau dạ dày có chữa được không?

Có lẽ đây là câu hỏi chung khiến nhiều người lo lắng hiện nay. Theo đó, đau dạ dày không phải bệnh nan y nên đáp án cho câu hỏi trên là “có”. Tuy nhiên, vì dạ dày là bộ phận lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên chúng hoạt động liên tục hàng ngày và trong môi trường ẩm ướt nên các vết viêm loét rất khó lành.

Để cải thiện, làm lành các vết loét không phải một sớm một chiều mà cần đến cả một thời gian và quá trình dài. Người bệnh có thể hồi phục, khỏi hoàn toàn nếu sớm phát hiện bệnh ở mức độ nhẹ, đồng thời áp dụng đúng phương pháp điều trị kịp thời. Đối với người bệnh dạ dày nặng thì kiên trì điều trị kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là yếu tố tiên quyết để chữa khỏi bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Chẩn đoán bệnh đau dạ dày có nhiều phương pháp. Trong đó, một số phương pháp điển hình đang được áp dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên những dấu hiệu triệu chứng biểu hiện, vị trí đau, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thăm khám và xác định bệnh.
  • Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phân: Thông qua chỉ số xét nghiệm có thể cho thấy liệu người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay loại nấm nào không. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp có sai số nhất định.
  • Nội soi dạ dày: Đây là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp trên cho hiệu quả với độ chính xác cao.
  • Cách chẩn đoán khác: chụp CT, siêu âm, chụp x-quang dạ dày, xét nghiệm máu,… tùy từng trường hợp và những biểu hiện cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp để chẩn đoán bệnh.

Những cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Giảm đau tạm thời ngay tại nhà

Việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau hay điều chỉnh chế độ ăn no, đói có thể giúp làm giảm cơn đau và khắc phục những triệu chứng. Đây là phương pháp tạm thời mà nhiều người đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, cách này chỉ là tạm thời nên người bệnh không thể chủ quan mà cần thăm khám và điều trị dứt điểm, tránh biến chứng khôn lường.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Sau quá trình thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dựa trên tình trạng thực tế của mỗi người. Trong đó, một số loại thuốc được sử dụng phổ biến cho người đau dạ dày như thuốc kháng sinh giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày, tá tràng, thuốc giảm tiết acid, thuốc diệt vi khuẩn HP, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày,…

Cơ bản có nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên người bệnh nhất định phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng đơn thuốc của người khác. Điều này sẽ gây ra những hệ lụy nguy hiểm không ngờ. Không chỉ sử dụng thuốc Tây y theo đúng liều lượng, đúng thời điểm mà bác sĩ chỉ định mà người bệnh cần lưu ý đến lịch tái khám đúng theo lịch hẹn. Đây là cách để nắm được tình trạng bệnh và có những thay đổi phù hợp trong quá trình điều trị.

Chữa đau dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên

Đây là một trong những phương pháp điều trị đau dạ dày đang được nhiều người lựa chọn hiện nay. Thay vì sử dụng quá nhiều thuốc Tây gây nên những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác thì việc chữa bệnh bằng những bài thuốc, thảo dược từ thiên nhiên lại mang đến hiệu quả không ngờ. Đặc biệt, đông dược tránh được tác dụng phụ, thậm chí còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác. Một số thảo dược có tác dụng tuyệt vời cho bệnh nhân đau dạ dày phải kể đến như:

Chữa đau dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên hiệu quả, an toàn
Chữa đau dạ dày bằng thảo dược thiên nhiên hiệu quả, an toàn

Lá khôi tía

Hay còn có tên gọi khác là khôi nhung. Loại thảo dược trên có thân mềm, mặt trên lá có màu xanh, mặt dưới màu tím và có lớp lông mịn. Trong thành phần của loại lá trên có chứa tanin và glucosid. Đây là những hoạt chất có khả năng chống viêm, làm se vết loét rất tốt. Bên cạnh đó, chúng còn giúp làm liền sẹo và giảm sự gia tăng dịch acid dạ dày. Nhờ vậy, việc sử dụng lá khôi tía không chỉ giảm đau mà còn làm giảm ợ chua, ợ nóng và hỗ trợ điều trị dạ dày hiệu quả, nhanh chóng.

Khổ sâm

Theo Đông y, khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt chát, tính mát có khả năng kháng khuẩn, tiêu độc, tiêu viêm nên rất tốt cho cơ thể. Trong khi đó, khoa học đã chứng minh, thành phần của khổ sâm có chứa alcaloid toàn phần, giàu tannin và hợp chất polyphenl… Đây là những hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng và điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.

Bồ công anh

Còn có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp hoang,… Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, bồ công anh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng một số hoạt chất kháng sinh như: xanthophyl, violaxanthin, lecithin, taraxanthin,… có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm. Đồng thời chúng giúp làm lành những tổn thương do bệnh đau dạ dày gây ra.

Cam thảo

Đông y cho rằng cam thảo vị ngọt, tính bình, ích khí, giải độc. Đồng thời chúng có tác dụng nhuận phế, điều hòa các vị thuốc,… Trong khi đó, khoa học chỉ ra cam thảo không chỉ ngăn ngừa sự hình thành vết loét mà còn có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị và histamin. Từ đó, chúng giúp vết loét tại dạ dày nhanh liền. Đồng thời, cam thảo còn có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch nhầy trong dạ dày. Đặc biệt là khả năng tăng cường sản xuất tế bào mới trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Nghệ

Bao gồm thành phần chính là curcumin có tác dụng tuyệt vời trong việc ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị trong dạ dày. Đồng thời, hoạt chất này có khả năng phục hồi tổn thương cũng như bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa hình thành khối u tại dạ dày hiệu quả.

Phía trên là những thảo dược mang đến tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh đau dạ dày. Đây cũng là phương pháp đang được số đông người bệnh lựa chọn hiện nay. Sử dụng thảo dược không chỉ hiệu quả mà còn an toàn và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe.

Bấm huyệt chữa đau dạ dày

Bên cạnh việc áp dụng phương pháp Tây y, thảo dược thì bấm huyệt cũng là một trong những cách chữa đau dạ dày được nhiều người truyền tai nhau. Một số huyệt đạo có khả năng làm giảm đau như: huyệt tam cúc, huyệt trung quản, huyệt nội quan. Tuy nhiên phương pháp này không mang đến nhiều hiệu quả và ít người có thể thực hiện. Nếu có hứng thú thì bạn có thể tìm hiểu thêm về các huyệt đạo trong cơ thể cũng khá thú vị đấy!

Đau dạ dày nên làm gì và kiêng gì?

Đau dạ dày NÊN làm gì?

Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất thì người bị đau dạ dày nên chú ý tuân thủ liệu trình. Ngoài ra, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt thích hợp. Hãy bổ sung những thực phẩm có lợi cho dạ dày và xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh stress, căng thẳng cũng rất quan trọng. Đặc biệt, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng của bản thân, từ đó có những điều chỉnh hợp lý nhất. Hãy kiên trì điều trị mới có thể “chiến thắng” bệnh.

Bị đau dạ dày KIÊNG gì?

Việc vận động sau khi ăn no khiến dạ dày của bạn hoạt động quá tải và chịu áp lực sẽ dẫn đến nhưng cơn đau và gia tăng tình trạng bệnh. Vì vậy hãy nghỉ ngơi, tránh vận động quá mạnh sau khi ăn. Đồng thời, người đau dạ dày kiêng làm việc nặng nhọc, quá sức, kiêng thức quá khuya. Với bệnh nhân trong cơn đau nặng thì việc hạn chế quan hệ vợ chồng cũng là một trong những lời khuyên từ các chuyên gia.

Lưu ý chế độ ăn uống cho người đau dạ dày

Với bệnh nhân đau dạ dày thì chế độ ăn uống có tác động trực tiếp. Vì thế người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

Bị đau dạ dày nên ăn gì thì tốt nhất?
Bị đau dạ dày nên ăn gì thì tốt nhất?
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày như: chuối, táo, bánh mì, canh, sữa chua, gừng, đậu bắp, đồ ăn mềm,…
  • Tránh xa đồ ăn cay, nóng, chiên rán, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn lên men, đồ chua, chất kích thích,… để không làm tổn hại đến dạ dày.
  • Người bệnh cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, nên thái nhỏ đồ ăn và nấu chín.
  • Thay vì ăn các món chiên xào thì người bệnh nên chuyển sang món luộc, hấp sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Đừng quên bổ sung đủ nước (1,5-2 lít/ngày) để cơ thể được thanh lọc, khỏe mạnh. Đồng thời giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hữu hiệu nhất.

Hy vọng những thông tin mà Metaherb cung cấp về bệnh dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách chẩn đoán, điều trị và lời khuyên phòng bệnh như trên đã hữu ích cho nhiều người. Đừng chủ quan với căn bệnh này. Nếu có thêm những thông tin hữu ích, hãy chia sẻ với chúng tôi ở khung bình luận phía dưới nhé. Đừng ngại lưu bài viết và chia sẻ đến mọi người để sớm phát hiện bệnh cũng như có hướng điều trị hiệu quả!

Có thể bạn quan tâm



source https://metaherb.vn/benh-dau-da-day.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả