Muối urat: Nên đào thải ra khỏi cơ thể bằng cách nào?

Cùng với axit uric thì muối urat thường được nhắc đến khi nói về bệnh gout. Vậy cụ thể muối urat là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh gout? Cần làm gì để đào thải chúng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giải đáp chi tiết.

Muối urat là gì?

Có thể bạn đã từng nghe qua hoặc biết đến cụm từ “muối urat”. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout). Theo đó, gout là một bệnh viêm khớp do tinh thể monosodium urate (MSU) hay còn gọi là muối urat kết tủa trong các khớp và mô mềm, gây ra phản ứng viêm. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự lắng đọng, kết tủa này là do nồng độ axit uric tăng cao.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự lắng đọng của các tinh thể monosodium urate (MSU) là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút. Nồng độ axit uric cao kéo dài dẫn đến sự lắng đọng tinh thể MSU không chỉ ở khớp mà còn trong gân và dây chằng. Đặc biệt, tình trạng trên sẽ càng trở nên trầm trọng nếu không được can thiệp sớm.

Muối urat là đặc trưng nhận biết của bệnh gout
Muối urat là đặc trưng nhận biết của bệnh gout

Muối urat kết tủa trong thời gian dài sẽ làm xuất hiện hạt tophi. Các hạt này tạo thành u cục gây chèn ép khớp khiến người bệnh giảm hoặc mất khả năng vận động kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy người bệnh gout cần đặc biệt lưu ý để phòng ngừa và điều trị sớm.

Quá trình hình thành muối urat

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến quá trình lắng đọng tinh thể muối urat được hình thành. Một số lý do điển hình phải kể đến như sau:

Nhiệt độ cơ thể giảm

Trong cơ thể con người, muối monnosodium urat có giới hạn hòa tan khoảng 420M/l ở nhiệt độ 37 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể càng thấp thì càng tạo điều kiện cho muối urat kết tủa, tạo thành các tinh thể sắc nhọn ở ổ khớp khiến quá trình vận động của người bệnh gặp khó khăn.

Quá trình hình thành muối urat và bệnh gout
Quá trình hình thành muối urat và bệnh gout

Độ pH trong cơ thể giảm

Bên cạnh nhiệt độ cơ thể giảm thì độ pH cũng có những ảnh hưởng nhất định.

  • Nếu pH trong cơ thể <5, là điều kiện để acid uric kết tủa với điều kiện nồng độ acid uric 390 – 900 m/l.
  • Khi độ pH >7 mà nồng độ pH cao tới tận 12000m/l nhưng không bị xuất hiện những cơn đau gout.

Có thể nói, khi nồng độ pH >7 ngăn sự kết tủa acid uric. Điều này lý giải cho việc người có nồng độ acid uric trong máu cao chưa chắc đã mắc phải bệnh gout.

Các nguyên nhân hình thành khác

Bên cạnh nhiệt độ và độ pH của cơ thể giảm dẫn đến sự lắng đọng tinh thể muối urat thì tác động cơ học (chấn thương,…) hay bệnh lý sỏi thận, chế độ ăn uống thiếu khoa học,… cũng có thể tác động và dẫn đến sự xuất hiện của loại muối này.

Xét nghiệm tìm muối urat trong chẩn đoán bệnh gout

Nhìn chung, để kết luận bất cứ căn bệnh nào đều cần thông qua những phương pháp y học cụ thể và chỉ số nhất định. Trong đó, với bệnh nhân gout, bên cạnh những triệu chứng lâm sàng thì xét nghiệm tìm muối urat đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.

Tinh thể muối urat lắng đọng khiến người bệnh gout khó vận động
Tinh thể muối urat lắng đọng khiến người bệnh gout khó vận động

Điển hình, một trong những xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh Gout hiện nay đó chính là xét nghiệm dịch khớp nhằm phát hiện các tinh thể urat. Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá sự tổn thương của các khớp, từ đó xác định mức độ viêm và có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện xét nghiệm. Từ những chỉ số rõ ràng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách loại bỏ muối urat ở bệnh nhân gout

Bên cạnh việc làm giảm cơn đau do Gout gây ra thì việc điều trị tận gốc, đào thải tinh thể muối urat ra khỏi cơ thể là vô cùng quan trọng. Người bệnh có thể tham khảo một số cách sau đây:

Sử dụng thuốc tây y làm hạ axit uric trong máu

Một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc hạ axit uric để làm tan muối urat trong khớp. Các nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định điển hình bao gồm:

  • Allopurinol: Sử dụng phổ biến nhất với liều cố định 300 mg / ngày, nhưng liều tối đa có thể lên tới 800 mg / ngày ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Nếu bạn có vấn đề về thận hoặc những tình trạng sức khỏe bất thường khác, hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp.
  • Febuxostat: Được dùng để hạ axit uric trong máu, thuốc có thể được dùng đến 120 mg/ ngày.
  • Colchicine: Làm giảm sự tích tụ của các tinh thể axit uric nhằm làm giảm cơn đau tại khớp. Thuốc chống chỉ định cho bệnh nhân thận và gan, hãy báo với bác sĩ nếu bạn thuộc trường hợp nói trên để được chỉ định loại thuốc khác an toàn hơn.
Giai đoạn acid uric chưa cao, chưa có dấu hiệu cụ thể, khó nhận biết bệnh
Hạ axit uric là phương pháp điều trị bệnh phổ biến

Ngoài ra, tùy tình trạng của mỗi người mà bác sĩ có thể đưa ra chỉ định điều trị bởi một số loại thuốc khác. Người bệnh cần thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc.

Dùng thuốc làm sạch tinh thể muối urat

Các loại thuốc thuộc nhóm này giúp phá vỡ lớp tinh thể urat cũ, tạo thành các phân tử acid uric tự do dễ dàng đưa ra ngoài qua đường nước tiểu. Đồng thời, chúng ngăn chặn sự hình thành lớp tinh thể mới, thông qua cơ chế bồi bổ, tăng cường chức năng thận, giúp thận khỏe mạnh hơn đào thải acid uric trong máu tốt hơn.

Trong một số thành phần của thuốc đào thải tinh thể muối urat còn chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ và chuyển hóa đạm cũng như chặn đứng sự sản sinh acid uric trong cơ thể. Từ đó mang đến hiệu quả làm giảm nguy cơ tái phát các cơn đau gout cấp.

Sử dụng thuốc khá phổ biến trong điều trị bệnh gout
Sử dụng thuốc khá phổ biến trong điều trị bệnh gout

Một số loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên như: dây gắm, cỏ hy thiêm, cỏ nhọ nồi, vỏ đậu xanh, bồ công anh, cây Tơm Trơng,… được ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn cả.

Cạo, rửa tinh thể muối urat

Trường hợp bệnh gout quá nặng, lớp tinh thể urat dày thì cần phải can thiệp phẫu thuật cạo, sục rửa các tinh thể muối mới đem lại hiệu quả thật sự. Theo đó, người bệnh sẽ được điều trị chống viêm khớp kết hợp với mổ cạo tinh thể bám vào mặt trong khớp. Cắt lọc các tổ chức viêm xơ dính, súc rửa khớp, hút ra các tổ chức để làm thông thoáng bề mặt khớp. Sau quá trình phẫu thuật, những bài tập vật lý sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc vận động của người bệnh.

Thành phần chính có trong viên Gut Metaherb
Gut Metaherb chứa thành phần tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả

Bên cạnh những cách trên thì người bệnh gout cần đặc biệt lưu ý chế độ ăn uống, tránh xa hải sản, nội tạng động vật và những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Đồng thời, sử dụng kết hợp viên GUT Metaherb để mang đến hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gout. Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ 8 loại thảo dược thiên nhiên theo công nghệ nano hiện đại giúp hỗ trợ đào thải axit uric trong máu và giảm triệu chứng viêm, sưng, đau khớp do Gout gây ra. Sản phẩm được tư vấn bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thông qua kiểm định của Cục An toàn thực phẩm và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về muối urat cũng như cách đào thải cho người bệnh gout. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!



source https://metaherb.vn/muoi-urat-nen-dao-thai-bang-cach-nao.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả