Insulin là gì? Tìm hiểu vai trò, phân loại và các thông tin cần biết!

Là một trong những loại hormone được nhắc đến nhiều trong điều trị tiểu đường (đái tháo đường) – insulin cụ thể là gì? Có những vai trò gì và nên sử dụng ra sao? Dưới đây là giải đáp và thông tin hữu ích mà nhiều người nên tìm hiểu.

Insulin là gì? Cơ chế hoạt động ra sao?

Nhiều người đã nghe qua hoặc biết đến insulin nhưng chưa thực sự hiểu về chúng. Theo đó, insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Đồng thời insulin đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Insulin là một trong những loại hormone quan trọng của cơ thể
Insulin là một trong những loại hormone quan trọng của cơ thể

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Đây là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu. Có thể hiểu đơn giản thì chúng được ví như “kênh vận chuyển” đường trong quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.

Nói về cơ chế hoạt động, để loại hormone này phát huy tác dụng của mình, insulin cần được gắn vào tế bào đích thông qua thụ cảm thể (receptor) của insulin trên bề mặt tế bào.

Các loại insulin và lưu ý khi dùng

Như đã thông tin phía trên thì insulin có quan hệ mật thiết với quá trình chuyển hóa glucose. Vì vậy, loại hormone này được sử dụng phổ biến trong điều trị tiểu đường (đái tháo đường). Cụ thể, chúng được chia làm 4 loại chính bao gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh và ngắn: Thông thường được tiêm trực tiếp dưới da. Chúng được phân ly nhanh chóng thành các monomer và được hấp thu. Chỉ sau khoảng 1 giờ thuốc sẽ đạt đỉnh hấp thu. Cũng nhờ tác dụng nhanh của dạng insulin này nên người bệnh cần rất lưu ý về lượng carbohydrate trong bữa ăn để không gây nên tác dụng phụ.
  • Insulin tác dụng trung bình: Sẽ có tác dụng kéo dài hơn nhờ sự phối hợp giữa 2 phần Insulin zinc hòa tan với protamine zinc Insulin. Loại thuốc insulin này sẽ được tiêm dưới da và bắt đầu có tác dụng sau 2 – 4 giờ. Chúng đạt đỉnh tác dụng sau 6 – 7 giờ và có thời gian kéo dài khoảng 10 – 20 giờ. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 2 lần mỗi ngày để đảm bảo hiệu quả được tốt nhất.
  • Insulin tác dụng chậm và kéo dài: Loại này thường được sử dụng vào buổi tối.
  • Insulin hỗn hợp: Đây là loại trộn sẵn 2 loại insulin tác dụng nhanh và tác dùng dài trong cùng một loại hoặc cùng một mũi tiêm. Nhờ vậy mà thuốc sẽ có 2 đỉnh tác dụng, một là tác dụng của Insulin nhanh đối với lượng carbohydrate trong bữa ăn và tác dụng của Insulin dài để tạo nên nồng độ Insulin nền.
Có nhiều loại insulin khác nhau
Có nhiều loại insulin khác nhau

Việc sử dụng insulin như thế mới đúng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ theo loại tiểu đường và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối lưu ý không tự ý sử dụng để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Vai trò của insulin với cơ thể

Có thể nhiều người chưa biết, Insulin là hormon duy nhất của cơ thể có tác dụng làm hạ đường máu. Điều này được thể hiện nhờ tác dụng của insulin lên quá trình chuyển hóa glucid, lipid và protein trong cơ thể, cụ thể như sau:

Đối với quá trình chuyển hóa glucid (hay còn gọi là tinh bột)

Nhờ những đặc tính nhất định mà hormone insulin có tác dụng làm tăng dự trữ glycogen và thoái hóa glucose ở cơ. Sau mỗi bữa ăn, tinh bột được hấp thu khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này sẽ kích thích tiết insulin, dẫn đến tăng vận chuyển glucose vào tế bào. Trong trường hợp cơ không hoạt động, glucose được chuyển sang dạng dự trữ là glycogen.

Trên thực tế, khi lượng glucose máu tăng cao mà không đi vào được bên trong tế bào sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Đồng thời, khi thiếu insulin, tế bào không có đủ glucose để chuyển hóa thành năng lượng, quá trình chuyển hóa trong tế bào đi theo con đường chuyển hóa lactic, có thể gây toan máu.

Insulin có nhiều tác dụng đối với cơ thể
Insulin có nhiều tác dụng đối với cơ thể

Với những vấn đề như trên, insulin thể hiện rõ rệt tác dụng trong việc vận chuyển lượng lớn glucose ở gan thành dạng glycogen để dự trữ. Trường hợp glucose máu bị giảm, sự tiết insulin bị ức chế thì glycogen lại được phân ly để giải phóng thành glucose vào máu.

Đối với quá trình chuyển hóa lipid (chất béo)

Bên cạnh tác dụng kể trên thì insulin còn có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể. Chúng giúp gia tăng tổng hợp acid béo từ glucid và vận chuyển chúng tới mô mỡ. Đồng thời, khi thiếu insulin sẽ dẫn đến tăng glycerol và acid béo trong máu (tăng mỡ máu). Nồng độ lipid (chất béo) trong máu tăng dẫn đến vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường. Vì vậy, insulin thực sự rất cần thiết cho cơ thể.

Đối với quá trình chuyển hóa protein (chất đạm)

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, insulin làm tăng tổng hợp và dự trữ protein ở hầu khắp tế bào của cơ thể. Khi insulin bị thiếu hụt sẽ dẫn đến sự phân giải protein tăng, làm giảm protein ở các mô, cơ thể gầy sút. Đây là lý do vì sao bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện uống nhiều, ăn nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy bạn cần đặc biệt lưu ý!

Tác dụng phụ của insulin

Tuy có nhiều vai trò đối với cơ thể nhưng không thể nào bỏ qua tác dụng phụ mà insulin có thể gây ra. Một số tác dụng phụ điển hình của insulin bao gồm: Gây hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.

  • Hạ glucose huyết: Đây là tác dụng phụ điển hình khi tiến hành dùng insulin tiêm trực tiếp vào cơ thể. Khi lượng insulin thừa thì cũng sẽ gây ức chế sự chuyển hóa glycogen khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh.
  • Hiện tượng somogyi: Hay chính là quá liều Insulin. Điều này dẫn đến việc hạ glucose huyết và làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược làm gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng và gây ảnh hưởng đến cơ thể.

Chính vì vậy, người bệnh không thể tự ý sử dụng loại hormone này mà cần điều trị theo phác đồ, chỉ dẫn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân và phác huy tác dụng của chúng.

Mối quan hệ giữa insulin và đái tháo đường

Bệnh nhân đái tháo đường khá quen thuộc với insulin có mối quan hệ mật thiết. Theo đó, với bệnh nhân đái tháo đường, type 1, tế bào beta của tụy bị phá hủy dẫn đến thiếu insulin hoàn toàn. Chính vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng cách bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể.

Insulin có mối quan hệ mật thiết với bệnh tiểu đường
Insulin có mối quan hệ mật thiết với bệnh tiểu đường

Với người bệnh đái tháo đường type 2: Cơ thể vẫn có thể sản xuất được Insulin nhưng thiếu hụt hoặc do cơ thể thiếu nhạy cảm, đề kháng. Khi bệnh tiến triển, các tế bào beta của tụy bị suy giảm dẫn tới bệnh nhân đái tháo đường type 2 phải điều trị phối hợp thuốc, thậm chí có thể bao gồm cả điều trị bằng insulin trong những trường hợp cụ thể.

Từ những phân tích phía trên có thể thấy, insulin đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách, đúng trường hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ!

Khi nào người bệnh được chỉ định điều trị bằng insulin?

Người bệnh được chỉ định điều trị insulin trong những trường hợp nhất định sau đây:

  • Đái tháo đường type 1: Bắt buộc phải điều trị bằng insulin
  • Trường hợp cấp cứu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường
  • Đái tháo đường type 2: Trường hợp đã được chỉ định điều trị phối hợp các loại thuốc uống nhưng không đạt hiệu quả.
  • Trường hợp các bệnh nhân đái tháo đường đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn nặng hoặc gầy sút cân nhiều, suy dinh dưỡng
  • Người mắc bệnh đái tháo đường có biến chứng tổn thương cơ quan đích (tim, thận, não) như: đột qụy não, nhồi máu cơ tim, suy thận do đái tháo đường,…
  • Bệnh nhân đái tháo đường cần ổn định đường máu trước, trong và sau quá trình phẫu thuật.
  • Trường hợp tiểu đường thai kỳ được bác sĩ chỉ định điều trị.

Với những trường hợp trên thì người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và lưu ý: tiêm đúng liều, luân chuyển vị trí, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh,…

Cách điều trị tiểu đường phổ biến là dùng insulin
Cần lưu ý khi sử dụng insulin

Đặc biệt, ngoài việc điều trị bằng insulin thì người bệnh tiểu đường tùy thuộc theo tình trạng nhất định mà sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp kiểm soát và ổn định đường huyết.

Bên cạnh đó, việc tìm đến thực phẩm chức năng hỗ trợ điều hòa đường huyết, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm đang được nhiều người lựa chọn. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm Glu Metaherb được nhiều người ưa chuộng bởi chiết xuất thành phần thảo dược tự nhiên theo công nghệ nano hiện đại, mang đến công dụng tuyệt vời, điển hình:

  • Hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và triệu chứng đái tháo đường.
  • Hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu.

Sản phẩm thích hợp với đối tượng:

  • Người bị tiểu đường Type I và Type II, người có đường huyết cao, cần kiểm soát đường huyết.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bị mỡ máu cao, cholesterol máu cao.
Glu Metaherb được bào chế từ thảo dược thiên nhiên
Glu Metaherb được bào chế từ thảo dược thiên nhiên

Glu Metaherb được tư vấn bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, thông qua kiểm định chất lượng, an toàn của Cục An toàn thực phẩm. Đồng thời được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường. Đây là lý do vì sao sản phẩm luôn nhận đánh giá cao từ chuyên gia cũng như phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Phía trên là những thông tin chúng tôi cung cấp về Insulin. Hy vọng bài viết hữu ích cho nhiều người. Nếu có bát cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!



source https://metaherb.vn/insulin-va-vai-tro-voi-co-the-con-nguoi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả