Glucose là gì? Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Là một loại đường quan trọng trong cơ thể – Glucose thực sự có vai trò gì? Chỉ số glucose như thế nào là bất thường? Khi nào là mắc bệnh tiểu đường? Cùng tìm hiểu thông tin giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu Glucose là gì?

Glucose (còn gọi là dextrose ) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6. Chúng được tạo ra chủ yếu bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời.

Ngoài cách hiểu trên thì có thể hiểu đơn giản glucose chính là một loại đường. Đây là “chìa khóa” để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Nói chính xác hơn cả thì glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ có riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose.

Glucose hay thường gọi là đường
Glucose hay thường gọi là đường

Có thể bạn chưa biết, Glucose có mặt trong hầu hết các loại đồ ăn thức uống chúng ta vẫn thường bổ sung hàng ngày. Trong suốt quá trình tiêu hóa, các enzym sẽ phân tách glucose từ thức ăn, chúng được đốt cháy tại các tế bào để tạo ra năng lượng cùng khí CO2 và H2O.

Đồng thời, Glucose được hấp thu vào máu rồi chuyển tới các mô, cơ quan để sử dụng. Phần còn lại sẽ được dự trữ lại trong gan và cơ. Có thể nói glucose là nguồn năng lượng chính cho hoạt động của của nhiều mô và cơ quan, điển hình nhất là não bộ. Trong đó, gan và tuyến tụy cùng một số hormone khác đóng vai trò điều tiết lượng glucose bên trong cơ thể. Như vậy có thể thấy glucose vô cùng cần thiết, quan trọng với cơ thể con người.

Vai trò của Glucose đối với cơ thể

Có thể nói glucose đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hoạt động của nhiều hệ cơ quan và cơ thể, điển hình như sau:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể: Glucose từ đồ ăn, thức uống khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Đồng thời, đường glucose còn kích thích cơ thể sản sinh ra insulin làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Bên cạnh đó, khi hấp thu vào cơ thể, đường Glucose sẽ được dự trữ ở gan và trở thành nguồn năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen. Nguồn năng lượng dự trữ này sẽ được sử dụng khi cơ thể bị thiếu năng lượng.
Glucose đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người
Glucose đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người

Tìm hiểu về chỉ số Glucose trong máu

Chúng ta vẫn thường nghe nói đường trong máu mà chưa thực sự hiểu về chúng. Theo đó, đường huyết biểu thị tốc độ gia tăng của nồng độ đường glucose ở trong máu và là chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh lý tiểu đường mà một số người mắc phải.

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Lượng đường trong máu sẽ không cố định mà chúng thay đổi tùy thời điểm trong ngày cũng như lượng đường mà mỗi người nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, nhìn chung ở người bình thường, chỉ số gluocse lúc đói thường nằm trong khoảng 3.9 – 5.5 mmol/L (70 – 100 mg/dL). Đây là mức bình thường mà bạn có thể yên tâm.

Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Để xác định bệnh tiểu đường, bên cạnh những triệu chứng lâm sàng thì kết quả chính xác từ các xét nghiệm dưới đây mới phản ánh cụ thể.

Xét nghiệm glucose giúp xác định chính xác bệnh tiểu đường
Xét nghiệm glucose giúp xác định chính xác bệnh tiểu đường
  • Xét nghiệm 1: ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) với xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (FPG).
  • Xét nghiệm 2. ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L) với xét nghiệm xác định glucose máu sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75 gam đường glucose và kiểm tra đường huyết sau 2 giờ).
  • Xét nghiệm 3. ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L) với xét nghiệm đường huyết bất kỳ.

Sau khi có kết quả cụ thể xét nghiệm với mức đường huyết cao bất thường cùng một số triệu chứng lâm sàng như: cơ thể mệt mỏi, đói quá mức, khát nước và đi tiểu liên tục, hoa mắt, suy giảm thị lực,… thì bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận chính xác.

Chỉ số Glucose thấp bất thường

Hay còn gọi là hiện tượng hạ đường huyết. Chúng xảy ra khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L). Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp và là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Chỉ số Glucose tăng cao gây hại như thế nào?

Nhiều người vẫn còn chủ quan mà chưa biết rằng, khi đường huyết liên tục ở ngưỡng cao sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, hệ thần kinh, mắt, thận,… Cụ thể, một loạt vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi chỉ số glucose tăng cao phải kể đến như sau:

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
  • Dẫn đến tình trạng hôn mê hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
  • Trường hợp đường huyết tăng cao quá mức và nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Gây ra hàng loạt tổn thương về thận có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, suy thận, cần phải chạy thận và lọc máu nhân tạo.
  • Dẫn đến các biến chứng về da như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,…
  • Đột quỵ não (nhồi máu não)
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy giảm thị lực, dẫn đến các bệnh lý võng mạc, thậm chí mù lòa.
  • Làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc các bệnh lý truyền nhiễm khác.
  • Gây rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.
  • Ảnh hưởng, làm tổn thương các dây thần kinh, được gọi là bệnh thần kinh đái tháo đường, gây ngứa, đau hoặc giảm cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay,…
  • Đường huyết tăng cao làm vết thương lâu lành, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm loét, thậm chí phải cắt cụt chân (đoạn chi).

Ngoài ra, khi lượng đường liên tục ở mức cao còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người bệnh. Có thể nói với bệnh nhân tiểu đường, khi đường huyết  cao có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Hãy cảnh giác!

Cách ổn định Glucose trong máu

Trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường (đái tháo đường) luôn nằm trong ngưỡng đường huyết cao, quá mức cho phép thì việc điều chỉnh, kiểm soát và cân bằng glucose là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý giúp ổn định glucose trong máu mà bạn nên tham khảo:

Người bệnh tiểu đường nên ăn uống khoa học
Người bệnh tiểu đường nên ăn uống khoa học
  • Cắt giảm tinh bột và các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate trong chế độ ăn uống, điển hình như: cơm trắng, bánh mì, bún, miến, mì tôm, bánh quy, đồ ngọt,…
  • Bổ sung thực đơn giàu chất xơ như rau xanh và trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và tinh bột lành mạnh như: gạo lứt, gạo nguyên cám, khoai lang, đậu đỗ, các loại rau, quả bơ, các loại hạt,…
  • Sinh hoạt khoa học và tăng cường tập luyện đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Tuân thủ nguyên tắc và liệu trình điều trị bệnh tiểu đường do bác sĩ chỉ dẫn.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều người tìm đến các loại thảo dược tự nhiên hoặc sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng. Trên thị trường hiện nay, sản phẩm Glu Metaherb hiện được ưa chuộng hơn cả.

Glu Metaherb là thực phẩm bảo vệ sức khỏe ứng dụng công nghệ cao vào bào chế thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ và triệu chứng của người đái tháo đường. Sản phẩm được tư vấn bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.

Với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên như: dây thìa canh, cam thảo đất, tỏi đen, hoài sơn, lá neem Ấn Độ,… mang đến công dụng hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và triệu chứng đái tháo đường. Đồng thời, sản phẩm hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu.

Glu Metaherb có công dụng tuyệt vời cho người bệnh đái tháo đường
Glu Metaherb có công dụng tuyệt vời cho người bệnh đái tháo đường

Glu Metaherb thích hợp với đối tượng:

  • Người bị tiểu đường Type I và Type II, người có đường huyết cao, cần kiểm soát đường huyết.
  • Người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Người bị mỡ máu cao, cholesterol máu cao.

Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và khách hàng đã sử dụng đánh giá cao. Nếu đang lo lắng về bệnh tiểu đường với chỉ số glucose liên tục tăng cao thì Glu Metaherb chính là lựa chọn tuyệt vời. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia tư vấn chi tiết!



source https://metaherb.vn/glucose-la-gi-thong-tin-chi-tiet.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả