Axit uric là gì? Nồng độ axit uric bao nhiêu là mắc bệnh gout?

Axit uric là khái niệm được nhắc đến thường xuyên đối với bệnh nhân gout (gút). Thực chất đây là gì? Chúng có vai trò và mối liên hệ gì với bệnh gout? Những mối nguy hiểm khôn lường khi axit uric cao và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu axit uric là gì?

Nhiều người đã từng nghe nói về axit uric nhưng chưa thực sự hiểu bản chất của loại axit này. Theo một số chuyên gia, có thể hiểu axit uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ, có công thức C5H4N4O3 được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Chúng được hòa tan trong máu và cuối cùng chúng được đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu.

Loại axit này cũng mang đến những công dụng và đóng vai trò nhất định. Theo đó, chỉ số axit uric luôn được theo dõi để đánh giá nồng độ axit uric máu có trong cơ thể người bệnh cũng như ảnh hưởng của nó đến quá trình điều trị.

Axit uric có liên quan mật thiết với bệnh gout
Axit uric có liên quan mật thiết với bệnh gout

Đồng thời, vai trò của axit uric máu cũng được thể hiện trong việc sử dụng để theo dõi nồng độ axit uric ở người đang trải qua hóa trị hoặc xạ trị như bệnh nhân ung thư cũng như theo dõi nguy cơ lắng đọng urat tại thận và nguy cơ gây suy thận,…

Axit uric cao nguy hiểm như thế nào?

Khi vượt quá định lượng cho phép, axit uric ở mức cao có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe con người và tồn tại nguy hại khôn lường mà nhiều người còn chưa biết, điển hình:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch: Làm gia tăng biến cố ở bệnh nhân suy tim, bệnh mạch vành,…
  • Tăng huyết áp
  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận
  • Làm tổn thương đến các tế bào mạch máu
  • Gây nên các bệnh rối loạn chuyển hóa

Có thể nói khi chỉ số uric tăng cao gây nên những vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần đặc biệt cảnh giác!

Các tác nhân khiến axit uric trong máu tăng vọt

Có thể nhiều người chưa biết, axit uric trong máu ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

  • Do di truyền:

Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hội chứng Lesch-Nyhan do một khiếm khuyết trong một gen tạo ra protein rất quan trọng trong cơ thể để loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể có tên là hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 hoặc HPRT1. Trong trường hợp, khi không có enzyme này, cơ thể sẽ bị tăng axit uric trong máu có thể khiến nồng độ tăng cao và nguy cơ gây bệnh gout.

Có nhiều tác nhân khiến axit uric tăng cao
Có nhiều tác nhân khiến axit uric tăng cao
  • Sự gia tăng chuyển hóa purine trong cơ thể:

Những người đang tồn tại khối u phát triển nhanh như: u xơ đa bào, ung thư di căn và một số bệnh bạch cầu và bạch cầu thường có nguy cơ gia tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Những bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hóa trị cũng có thể làm tăng acid uric máu do hội chứng phân tách khối u.

  • Giảm bài tiết, thải trừ acid uric:

Với những người mắc bệnh thận mạn tính thì nồng độ axit uric ngày càng tăng cao.Một số chuyên gia đã chỉ ra, theo thời gian người mắc bệnh thận sẽ mất khả năng lọc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, axit uric lại được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu nên nếu thận hoạt động không bình thường thì axit uric sẽ không bị loại ra khỏi cơ thể và dẫn đến sự tăng lên của nồng độ acid uric trong máu. Đây cũng là một trong những tác nhân khiến nồng độ axit uric tăng cao và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp ý:

Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purine cao cũng có thể góp phần vào việc làm tăng axit uric trong máu. Các loại thực phẩm có thể là nội tạng động vật, gia cầm, thịt đỏ, cá, cá mòi, nấm men, cá cơm, bia,… nếu sử dụng quá nhiều có thể khiến nồng độ axit uric tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn nhiều hải sản có nguy cơ làm tăng axit uric
Ăn nhiều hải sản có nguy cơ làm tăng axit uric
  • Một số tác nhân khác: Đường huyết tăng cao, sử dụng nhiều rượu, suy giáp, sử dụng thuốc chữa bệnh tim, người huyết áp cao hay béo phì, bị nhiễm độc chì hoặc thuốc trừ sâu,…

Nồng độ axit uric bao nhiêu là mắc bệnh gout?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chỉ số axit uric ở người bình thường trong khoảng:

  • Với nam là 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít)
  • Tổng lượng Axit uric trong cơ thể ở nam giới là khoảng 1200mg và ở nữ giới khoảng 600mg.

Khi chỉ số axit uric ở mức dưới 6 mg/dl là tốt nhất và tránh được nguy cơ mắc bệnh gout. Nồng độ axit uric ở mức 6-7 mg/dl là chỉ số an toàn bình thường.

Trường hợp nồng độ acid uric cao hơn mức cho phép có thể cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm. Thông thường ở giai đoạn đầu khi nồng độ acid uric máu tăng cao sẽ chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, chưa phải là bệnh Gout mà chỉ gọi là “ Tăng acid uric máu”. Theo thời gian, nồng độ này tăng cao kéo dài dẫn đến tích lũy các tinh thể urat tại các khớp gây ra “cơn gout cấp” với biểu hiện chính là đau khớp dữ dội đặc biệt đau về đêm.

Nồng độ axit uric cao vượt ngưỡng cho phép dễ có nguy cơ mắc bệnh gout
Nồng độ axit uric cao vượt ngưỡng cho phép dễ có nguy cơ mắc bệnh gout

Việc chẩn đoán bệnh gout cần được thực hiện thông qua các xét nghiệm cụ thể và bác sĩ là người đưa ra kết luận. Chính vì vậy, bạn nên thăm khám nếu thấy biểu hiện bất thường để nhận kết quả chính xác và hướng điều trị từ bác sĩ chuyên môn.

Cách điều trị tăng axit uric trong máu

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao thì bạn có thể điều chỉnh bằng một số phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Đây là một trong những cách phổ biến hàng đầu được nhiều người lựa chọn hiện nay. Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị tăng axit uric phải kể đến:

Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:

  • Thuốc Allopurinol: Được chỉ định sử dụng để làm giảm nồng độ acid uric trong máu do bệnh gout và sỏi thận. Ngoài ra chúng còn được chỉ định để điều chỉnh tăng acid uric máu trong Hội chứng Lesch-Nyhan và trong bệnh đau tủy xương. Loại thuốc này tồn tại một số tác dụng phụ như: kích ứng dạ dày gây buồn nôn, nôn, đau đầu, bị ban đỏ,…
  • Thuốc Febuxostat: Được chỉ định dùng cho trường hợp tăng acid uric trong máu ở bệnh nhân gout. Thuốc có thể sử dụng với những bệnh nhân suy giảm chức năng thận tuy nhiên cần thận trọng với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.
  • Thuốc Topiroxostat: Có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu.
Xét nghiệm chính xác tình trạng giúp người bệnh có phương hướng điều trị thích hợp
Xét nghiệm chính xác tình trạng giúp người bệnh có phương hướng điều trị thích hợp

Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

Nhóm thuốc này được sử dụng sau khi không đạt hiệu quả đối với thuốc ức chế men XO ở nhóm đầu tiên. Trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận không được phép sử dụng. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: probenecid, benzbromarone, lesinurad,…

Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa thì bạn hoàn toàn có thể giảm nồng độ axit ở ngưỡng an toàn nhờ thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học, cụ thể:

  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm như hải sản (mực, cua, tôm), các loại thịt đỏ (bò, trâu, dê), nội tạng (phổi, gan),…
  • Uống đủ 1 – 1.5 lít nước/ngày.
  • Duy trì cân nặng ở mức cân đối.
  • Tránh dùng bia rượu và đồ uống có gas.
  • Sinh hoạt lành mạnh: không thức khuya, tránh căng thẳng, vệ sinh cơ thể giúp lưu thông khí huyết, ngủ đủ giấc,…
  • Vận động và tập luyện phù hợp như: đi bộ nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, tập yoga,…

Dùng thảo dược tự nhiên

Không chỉ những cách trên mà việc tìm đến thảo dược tự nhiên để tăng cường đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa hoặc hỗ trợ điều trị bệnh gout đang được nhiều người lựa chọn. Một số thảo dược có công dụng nổi trội phải kể đến như: bồ công anh, hy thiêm, thổ phục linh, tía tô, lá sen, tì giải, vỏ đậu xanh,…

Tuy nhiên việc sử dụng thảo dược không đúng cách khiến tác dụng của chúng không được phát huy. Hiện nay, việc sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên, được bào chế theo công nghệ hiện đại mang đến hiệu quả tuyệt vời trong việc kiểm soát nồng độ axit uric trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh gout là gợi ý dành cho nhiều người.

Thảo dược công nghệ cao hỗ trợ điều trị Gout
Thảo dược công nghệ cao hỗ trợ điều trị Gout

GUT Metaherb là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ 8 loại thảo dược thiên nhiên theo công nghệ cao, hiện đại giúp hỗ trợ đào thải axit uric trong máu và giảm triệu chứng viêm, sưng, đau khớp do Gout gây ra. Đây là sản phẩm được tư vấn bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và nhận đánh giá cao từ khách hàng đã sử dụng.

Phía trên là thông tin về axit uric mà Metaherb cung cấp. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ chuyên gia để được tư vấn chi tiết!



source https://metaherb.vn/axit-uric-la-gi-va-quan-he-voi-benh-gut.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả