Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cách điều trị và phòng tránh

Viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra nhiều cơn đau rất khó chịu. Theo chuyên gia y tế, nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến cơ thể con người. Vậy, viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Chuyên gia Metaherb sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét do ăn uống không điều độ, lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nghiện rượu bia,…

Các nguyên nhân này kích thích dạ dày tăng tiết axit, dẫn đến hiện tượng dịch vị dư thừa xâm lấn và ăn mòn niêm mạc. Ở giai đoạn mới phát, viêm loét dạ dày thường chỉ gây đau thương vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn loét, mức độ và tần suất của các triệu chứng có xu hướng tăng lên đáng kể.

Mặc dù là bệnh lý phổ biến và có thể điều trị hoàn toàn tuy nhiên ở những trường hợp chủ quan và không điều trị sớm, loét dạ dày có thể tiến triển và dẫn đến các biến chứng nặng nề như:

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có tính chất chu kỳ và thường khởi phát khi bụng đói hoặc ăn quá no. Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong ngày – ngay cả khi ngủ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi và giảm mức độ tập trung.

Cơn đau dạ dày khiến người bệnh mất ngủ
Cơn đau dạ dày khiến người bệnh mất ngủ

Hơn nữa, loét dạ dày có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột non. Vì vậy bệnh lý này kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, sụt cân, người xanh xao và thiếu máu.

Hẹp môn vị

Môn vị là cơ quan nối liền giữa dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). Hẹp môn vị xảy ra khi loét dạ dày lan tỏa rộng đến phần môn vị. Theo thời gian, cơ thể có xu hướng hình thành sẹo ở các ổ viêm để ngăn chặn hoạt động xâm lấn mô của dịch vị. Tuy nhiên sự xuất hiện bất thường của các mô sẹo ở môn vị có thể thu hẹp không gian của cơ quan này, gây gián đoạn quá trình dẫn lưu thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng.

Hẹp môn vị khiến thức ăn ứ đọng tại dạ dày trong một thời gian dài, dẫn đến giảm chức năng tiêu hóa và khả năng hấp thu dinh dưỡng. Biến chứng này điển hình bởi triệu chứng đau thượng vị dữ dội, dai dẳng và kéo dài, buồn nôn và nôn mửa, dịch nôn có mùi hôi rất khó chịu, tiêu chảy,…

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày xảy ra khi ổ viêm loét bị ăn mòn hoàn toàn và tạo thành lỗ thủng ở niêm mạc dạ dày. Biến chứng này khiến dịch vị và thức ăn tràn vào ổ bụng, gây đau bụng dữ dội, bụng cứng, đầy trướng, người mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, chân tay lạnh, tụt huyết áp,… Cơn đau do thủng dạ dày thường khởi phát ở vùng thượng vị sau đó lan khắp ổ bụng, vai và ngực.

Thủng dạ dày thường xảy ra do viêm loét dạ dày không được điều trị, lạm dụng rượu bia, thường xuyên sử dụng thuốc chống viêm – giảm đau, hút thuốc lá trong nhiều năm,…

Biến chứng này có thể gây tử vong nếu không được kiểm soát kịp thời. Thống kê cho thấy, thủng dạ dày không được xử lý trong 12 giờ đầu tiên có tỷ lệ tử vong lên đến 15%.

Thủng dạ dày có thể gây tử vong
Thủng dạ dày có thể gây tử vong

Tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh lành tính và có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên ổ viêm tiến triển trong thời gian dài (từ 10 năm trở lên) có nguy cơ ác tính hóa và dẫn đến ung thư dạ dày.

Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy, cơ chế hình thành khối u ác có liên quan đến loét niêm mạc kéo dài, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và thói quen ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học.

Ung thư dạ dày là biến chứng có mức độ nặng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm. Ngay cả khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời, biến chứng này vẫn có nguy cơ tử vong và để lại các di chứng nghiêm trọng.

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tiến triển. Biến chứng này xảy ra khi ổ viêm loét bị tổn thương nặng, dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu và xuất huyết. Xuất huyết dạ dày đặc trưng bởi triệu chứng nôn ra máu hoặc bã nôn có màu cà phê, phân đen, bụng đau dữ dội,…

Xuất huyết dạ dày có thể tiến triển chậm và khó nhận biết. Tuy nhiên ở một số trường hợp, ổ viêm loét có thể bị tổn thương đột ngột và chảy máu ồ ạt (thường là do dùng thuốc chống viêm, lạm dụng rượu bia). Nếu không được xử lý kịp thời, biến chứng này có thể gây mất máu nhiều, choáng, hạ huyết áp và tử vong.

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày
Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có gây tử vong không?

Viêm loét dạ dày là bệnh tiêu hóa phổ biến. Mặc dù bệnh lý này tương đối lành tính và có thể điều trị hoàn toàn. Nhưng với những trường hợp không can thiệp chữa trị và chăm sóc đúng cách, ổ viêm loét có thể tiến triển nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của viêm loét dạ dày như ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày đều có nguy cơ tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đề xuất phương hướng điều trị phù hợp. Tuyệt đối không lơ là và chủ quan trước các biểu hiện của cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó có nhiều phương pháp để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng:

  • Nội soi dạ dày tá tràng là dùng một ống soi mềm để quan sát thực quản, dạ dày, hành tá tràng và tá tràng. Bác sĩ có thể sử dụng những dụng cụ đặc biệt để lấy dị vật hay cắt polyp, cầm máu, điều trị giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch phình vị, nong những phần bị teo hay bị hẹp…
  • Xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori: Vi khuẩn này được phát hiện thông qua việc phân tích mẫu phân, mẫu máu hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy trong nội soi.
  • Kỹ thuật chụp X quang dạ dày được thực hiện trên máy X quang tăng sáng truyền hình có bộ ép dùng cho chụp dạ dày, ruột.
Xét nghiệm HP và viêm loét dạ dày bằng hơi thở và nội soi dạ dày
Xét nghiệm HP và viêm loét dạ dày bằng hơi thở và nội soi dạ dày

Chuyên gia khuyên rằng, sau khi xác định được mức độ viêm loét, người bệnh hãy nhanh chóng điều trị ngay, để hạn chế tối đa biến chứng.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Viêm loét dạ dày sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu như người bệnh nhận thức được nguy cơ tàn phá và không điều trị kịp thời. Nếu bệnh đang khởi phát ở mức độ nhẹ thì cần nhanh chóng đi khám lâm sàng để chữa trị dứt điểm.

Thuốc tân dược, Đông y và thảo dược tự nhiên là 3 phương pháp chữa bệnh phổ biến. Mỗi phương pháp có hiệu quả làm lành viêm loét dạ dày riêng biệt. Người bệnh có thể tham vấn y khoa trước khi điều trị.

Điều trị bằng thuốc tân dược

Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất đảm bảo an toàn sức khỏe và cam kết chất lượng được các bác sĩ kiểm nghiệm và khuyên sử dụng như:

  • Nhóm thuốc lactamine: Penicilline, Amoxicilline, Ampicilline.
  • Thuốc dạ dày Phosphalugel: Thành phần chính là Aluminum phosphate với hàm lượng là 20g. Được điều trị đau dạ dày do tiết quá nhiều axit gây cả giác nóng trong lớp dạ dày.
  • Thuốc đau dạ dày Yumangel được điều chế từ hoạt chất Almagate ở dạng hỗn hợp dịch uống, thuộc nhóm kháng acid, chống trào ngược và chống loét.
Ưu, nhược điểm của thuốc Tây y
Ưu, nhược điểm của thuốc Tây y

Ứng dụng y học cổ truyền

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc cổ dưới đây:

  • Đinh thù lý trung thang: Đinh hương, can khương, ngô thù du mỗi loại 12g, sa nhân, cam thảo 6g, trần bì, nhân sâm, quan quế 8g, kết hợp bạch truật cùng một số thành phần khác. Mài nhỏ mộc hương sau đó cho các nguyên liệu trên sắc trong vòng 30 – 45 phút. Để nguội ngày uống 3 thang sẽ làm giảm triệu chứng đau dạ dày.
  • Lương phụ hoàn gia giảm: Thanh bì 10g, uất kim 10 – 18g, sa nhân 10g, cao lương khương 10g đã được ngâm trong rượu, hương phụ 15g. Ngâm hương phụ với dấm trong vòng 24 giờ. Sau đó sắc cùng 500ml nước khi còn một phần ba ấm thuốc thì chắt ra bát. Sử dụng trước khi ăn.
  • Sài hồ sơ can tán: Xuyên khung 8g, bạch thược 12g, sài hồ 8g, hương phụ 8g,  cam thảo 4g, chỉ xác 8g. Rửa sạch các dược liệu trên, sắc cùng 1 lít nước trong thừoi gian 30 phút. Để nguội uống ngày 1 thang.
Thuốc Đông y có hiệu quả điều trị chậm
Thuốc Đông y có hiệu quả điều trị chậm

Ưu điểm: Vị thuốc Đông y được lấy hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ.

Nhược điểm: Quy trình đun sắc phức tạp, có thể làm giảm lượng tinh chất chữa bệnh trong thuốc. Hiệu quả cậm, cần thời gian điều trị dài.

Sử dụng thảo dược tự nhiên bảo vệ niêm mạc dạ dày

Sử dụng thảo dược tự nhiên làm lành niêm mạc dạ dày là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Các chuyên gia tiêu hóa cho biết, thảo dược có cơ chế điều trị bệnh đi sâu tận nguyên căn. Thành phần dược chất khắc phục từng nguyên nhân, cải thiện triệu chứng triệt để. Bên cạnh đó, có rất nhiều vị thuốc có công dụng vừa điều trị, vừa làm lành niêm mạc, nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tái phát.

Một trong những vị thảo dược quý người bệnh nên chú ý như:

  • Chè dây: Làm lành viêm loét dạ dày, hạn chế aicd trào ngược. Người bệnh có thể sử dụng lá chè dây khô, hãm nước trà và sử dụng hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn HP.
  • Lá khôi: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP nhanh chóng, chống viêm loét và biến chứng bệnh. Lá khô tươi hoặc khô được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Người bệnh có thể dùng nước sắc lá khôi tía hoặc kết hợp với một số thảo dược khác.
  • Khổ sâm: Làm lành viêm loét dạ dày, giảm cơn đau thượng vị, hạn chế buồn nôn, ợ chua, ợ hơi. Lấy 16 – 20g lá khổ sâm đem rửa sạch, sao vàng rồi sắc đặc để uống. Nên uống sau khi ăn, uống liền vài ba tuần rồi ngưng vài ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng cho đến khi khỏi bệnh.
  • Cảm thảo: Làm bền tĩnh mạch dạ dày, khôi phục chức năng tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, chống bệnh tái phát hiệu quả. Cách sử dụng nhanh nhất đó là nhai 2-3 nhánh cam thảo mỗi buổi sáng trước khi ăn.
Sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và có hiệu quả cao
Sử dụng thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính và có hiệu quả cao

Cách phòng chống biến chứng viêm loét dạ dày – tá tràng

Mặc dù có thể không phải luôn luôn ngăn ngừa được nhiễm trùng H. pylori, các đề xuất này có thể giúp giảm nguy cơ viêm dạ dày:

  • Ăn uống khoa học: Tránh bất kỳ loại thực phẩm thấy khó chịu, đặc biệt là cay, chua, chiên hoặc béo. Hạn chế hoặc tránh uống rượu. Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm và chảy máu.
  • Tránh dùng  thuốc NSAIDs – aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc không kê toa, có thể gây viêm dạ dày hoặc kích ứng nặng hơn. Thay vào đó, chuyển sang thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
  • Tập thể dục làm tăng nhịp thở và nhịp tim, cũng kích thích các hoạt động của cơ đường ruột, giúp đỡ di chuyển chất thải thực phẩm qua đường ruột nhanh hơn. Tốt nhất là mục tiêu ít nhất 30 phút hoạt động trong ngày hầu hết các ngày trong tuần. Kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục.
  • Quản lý căng thẳng, thư giãn, xem xét việc lập thiền hoặc học tập yoga. Những ngành học có thể giúp tập trung tâm trí, bình tĩnh và giảm lo âu căng thẳng về thể chất. Ngoài ra, trị liệu massage có thể nới lỏng cơ bắp và dây thần kinh.
Thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng hạn chế viêm loét dạ dày
Thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng hạn chế viêm loét dạ dày

Hy vọng qua thông tin trên, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi: “Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?”. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về cách điều trị bệnh, hãy liên hệ ngay với chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết nhất.



source https://metaherb.vn/viem-loet-da-day-co-nguy-hiem-khong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả