Phương án điều trị loét dạ dày được gợi ý từ chuyên gia

Theo thống kê của Bộ Y tế, viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng cao trong những năm gần đây. Nếu không kịp thời điều trị bệnh lý sẽ chuyển sang biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cơ thể con người. Để bảo vệ sức khỏ bản thân, người bệnh hãy tìm hiểu ngay cách điều trị loét dạ dày trong bài viết dưới đây!

Có thể bạn quan tâm

Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, loét do ăn uống không điều độ, lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, nghiện rượu bia,…

Các nguyên nhân này kích thích dạ dày tăng tiết axit, dẫn đến hiện tượng dịch vị dư thừa xâm lấn và ăn mòn niêm mạc. Ở giai đoạn mới phát, viêm loét dạ dày thường chỉ gây đau thương vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa. Tuy nhiên khi chuyển sang giai đoạn loét, mức độ và tần suất của các triệu chứng có xu hướng tăng lên đáng kể.

Trường hợp không kiểm soát kịp thời, hiện tượng viêm loét có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và phát triển thành các biến chứng như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Biến chứng này xảy ra khi vết loét bị ăn mòn nghiêm trọng, gây vỡ tĩnh mạch và chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng dễ nhận biết như nôn ói ra máu, bã có màu cà phê, chóng mặt, choáng váng, nôn liên tục,… Hoặc chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng không có tính điển hình như phân đen, đau bụng âm ỉ, dai dẳng.
  • Thủng dạ dày – tá tràng: Thủng dạ dày tá tràng là tình trạng thành dạ dày và ruột non bị ăn mòn hoàn toàn. Biến chứng này biểu hiện với các dấu hiệu như bụng co cứng, đau thượng vị dữ dội,…
  • Hẹp môn vị: Hẹp môn vị là tình trạng ổ viêm hình thành sẹo gây thu hẹp không gian môn vị và làm gián đoạn quá trình chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Biến chứng này thường gây đau thượng vị sau khi ăn, nôn mửa, sụt cân nhanh,…
  • Ung thư: Thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 10% trường hợp có nguy cơ ung thư hóa (xuất hiện khối u ác tính). Hầu hết các trường hợp này đều có vết loét lớn và tiến triển trong thời gian dài (hơn 10 năm).
Biến chứng ung thư dạ dày nguy hiểm tính mạng
Biến chứng ung thư dạ dày nguy hiểm tính mạng

Để phòng tránh những biến chứng trên thì việc điều trị có vai trò rất quan trọng. Tốt hơn hết, ngay khi phát hiện đấu hiệu hãy thăm khám và tư vấn bác sĩ về phác đồ chữa bệnh hợp lý.

Biện pháp khắc phục viêm loét dạ dày tạm thời

Cơn đau dạ dày do viêm loét thường xuất hiện đột ngột, khiến người bệnh bối rối và khó chịu. Đừng lo lắng hãy áp dụng ngay 5 cách khắc phục viêm loét tạm thời, tại nhà dưới đây.

Massage vùng bụng giúp giảm cơn đau nhanh cấp tốc

Bệnh nhân chỉ cần dùng tay xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Cách này có tác dụng làm cho dạ dày ổn định, giảm chứng đau nhức, đồng thời kích thích sự hoạt động của dạ dày.

Để tăng thêm hiệu quả, có thể kết hợp thêm các loại tinh dầu như quế, khuynh diệp, đinh hương… khi massage. Chúng có khả năng kháng viêm, giảm đau an toàn nên có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau. Hãy thoa ít dầu lên vùng bụng, xoa bóp nhẹ nhàng chừng 5 phút sẽ thấy cơn đau giảm đi nhanh chóng.

Xoa bụng giảm đau dạ dày
Xoa bụng giảm đau dạ dày

Lá đu đủ

Theo Đông y, trong thành phần của lá đu đủ có chứa chất papain. Nó có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời, giúp kích thích cơ thể đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cách thực hiện như sau: Lá đu đủ rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đun sôi với nước khoảng 15 phút. Chờ cho nước nguội bớt rồi uống sau bữa ăn mỗi ngày 1 lần.

Chườm nóng

Lượng nhiệt nóng sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm được các cơn đau do bệnh đau dạ dày gây ra.

  • Dùng nước nóng: Chuẩn bị một cái chai thủy tinh rồi cho nước nóng vào, đậy thật kín. Nếu dùng khăn thì lấy khăn nhúng vào nước ấm, vắt ráo. Sau đó, dùng chúng để chườm lên vùng bụng. Cơn đau sẽ mau chóng được giảm bớt.
  • Chườm muối: Lấy muối hột đem rang nóng, bọc vào khăn. Sau đó chườm lên vùng bụng bị đau. Cứ tiến hành cho đến khi cơn đau được dịu lại.
Chườm nóng bụng giảm đau dạ dày tức thời
Chườm nóng bụng giảm đau dạ dày tức thời

Người bệnh lưu ý: Đây là phương pháp điều trị tạm thời, không có hiệu quả điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh nên thăm khám sớm và áp dụng phác đồ điều viêm loét dạ dày bằng thuốc.

Điều trị loét dạ dày bằng thuốc Tây y

Sau khi thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh lý, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị một số loại thuốc sau đây:

Nhóm thuốc kháng acid (Antacids)

Là các thuốc có chứa nhôm hoặc calci, magnesi hydroxit, nhóm này có tác dụng trung hoà acid không ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin, 1-3 giờ sau bữa ăn và đi ngủ.

Nhóm ức chế thụ thể histamin H2

  • Cimetidin 800mg – uống/tiêm tĩnh mạch.
  • Ranitidin 300mg – uống/tiêm tĩnh mạch.
  • Famotidin 40mg – uống/tiêm tĩnh mạch.
  • Nizatadin 300mg – uống. (Liều tiêm tĩnh mạch thông thường bằng 1/2 liều uống).
Điều trị loét dạ dày
Thuốc tân dược giảm đau nhanh chóng

Ưu điểm của thuốc nhóm này là rẻ tiền, an toàn nhưng các thuốc này khả năng ức chế acid dịch vị yếu hơn so với nhóm PPI.

Nhóm ức chế bơm proton (Proton Pump Inhibitors – PPI)

  • Omeprazl viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg.
  • Lansoprazol viên 30mg.
  • Pantoprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg.
  • Rabeprazol viên 10mg hoặc 20mg, ống 20mg.
  • Esomeprazol viên 20mg hoặc 40mg, ống 40mg.

Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày

  • Sucrafat: bảo vệ tế bào bao bọc ổ loét, ngăn sự khuyếch tán ngược của ion H+, ức chế pepsin và hấp phụ muối mật: có tác dụng phòng loét cấp tính và làm lành loét mạn tính mà không ảnh hưởng tới bài tiết dịch vị và pepsin. Nên uống từ 30 phút đến 60 phút trước ăn.
  • Bismuth: vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng vừa có tác dụng diệt H.pylori.
  • Misoprostol: là đồng đẳng với prostaglandin E1 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày vì làm tăng bài tiết chất nhầy và bicarbonat đồng thời làm tăng dòng máu tới niêm mạc dạ dày – tá tràng. Hàm lượng viên 200mcg. Liều dùng thường 400mcg – 800mcg/ngày, uống. Hiện ít dùng do tác dụng phụ.

Các kháng sinh diệt H.pylori

  • Amoxicillin 500mg: kháng thuốc ít.
  • Metronidazol/tinidazol 500mg, hiện nay thuốc này bị kháng rất nhiều, sau khi uống bệnh nhân thường mệt.
  • Clarithromycin 250mg, 500mg.
  • Bismuth.
  • Furazolidon: nitrofuran thuốc này ít dùng ở nước ta.
  • Fluoroquinolones: Levofloxacin 500mg.
Điều trị vi khuẩn HP, làm lành viêm loét dạ dày
Điều trị vi khuẩn HP, làm lành viêm loét dạ dày

Người bệnh lưu ý: Thuốc tân dược có hiệu quả nhanh chóng, giảm đau khi mới dùng 1-2 liều thuốc đầu tiên. Tuy nhiên, cách chữa viêm loét dạ dày này có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra, nếu áp dụng thời gian dài có thể gây tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và phản tác dụng. Người bệnh nên cân nhắc trước khi điều trị.

Điều trị loét dạ dày bằng thuốc Đông y

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y. Các bài thuốc Đông y chữa dạ dày cũng rất phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này chính là an toàn, đơn giản, dễ dàng thực hiện. Các nguyên liệu sử dụng đều từ tự nhiên nên không lo gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Làm lành viêm loét dạ dày do can khí phạm vị

Theo Đông y bệnh dạ dày do can khí phạm vị nguyên nhân bởi vì người bệnh lo nghĩ quá nhiều, stress thường xuyên gây ức chế hệ thần kinh, khí cơ uất trệ khiến dạ dày bị tổn thương. Cách sử dụng bài chữa như sau:

  • Chuẩn bị: Bạch thược 12g, sài hồ 8g, chích thảo 4g, chi xác, hương phụ, xuyên khung mỗi loại 8g
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu trên vào bình sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc Đinh thù lý trung thang

Khi cơ thể cảm thấy đầy bụng, đi ngoài, đau râm ran ở vùng bụng trên, thường xuyên có cảm giác lạnh bụng thì có thể áp dụng bài thuốc trên để điều trị dứt điểm các triệu chứng. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Đinh hương, can khương, ngô thù du mỗi loại 12g, sa nhân, cam thảo 6g, trần bì, nhân sâm, quan quế 8g, kết hợp bạch truật cùng một số thành phần khác.
  • Cách thực hiện: Mài nhỏ mộc hương sau đó cho các nguyên liệu trên sắc trong vòng 30 – 45 phút. Để nguội ngày uống 3 thang sẽ làm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.
Thuốc Đông y điều loét dạ dày tá tràng
Thuốc Đông y điều loét dạ dày tá tràng

Bài thuốc Y lâm cải thác gia giảm

Sử dụng bài thuốc khi điều trị đau dạ dày, đau thượng vị, xuất huyết trong hoặc ngoài dạ dày. Bài thuốc cần có:

  • Chuẩn bị: Ô dược 8g, thảo linh chi 12g, cửu nguyên xuẩn 12g, đương quy, đào nhân, cam thảo, hồng hoa mỗi loại 12g, Hương phụ 6g, đơn bì 8g, xuyên xích thước 8g, chỉ xác 6g, huyền hồ 4g.
  • Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên cùng 1 lít nước. Sử dụng liên tục trong 1 tháng sẽ đạt hiệu quả.

Bài thuốc Đông y chữa dạ dày sử dụng các nguyên liệu trên giúp để lưu thông mạch máu, làm tan những vùng xuất huyết bị ứ trệ trong mạch máu. Trong đó chỉ xác và ô dược để điều hoà khí huyết, giảm đau đồng thời hạn chế tình trạng viêm loét xuất huyết trong dạ dày.

Người bệnh lưu ý: Nếu không đun sắc thảo dược theo đúng quy trình, vừa đủ nhiệt độ, các tinh chất thảo dược sẽ không được chiết xuất hết. Từ đó dẫn đến hiệu quả điều trị chậm, kéo dài thời gian, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng.

Sử dụng thảo dược tự nhiên làm lành viêm loét dạ dày

Trong nhiều tài liệu YHCT còn ghi chép về nhiều bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Các hoạt chất có trong dược liệu đi sâu tác dụng vào nguyên căn bệnh từ đó điều trị tận gốc triệu chứng. Hơn nữa, nhiều vị thảo dược có chức năng vừa chữa bệnh, vừa bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng và phòng chống bệnh tái phát.

Lá chè dây

Thành phần hoạt chất falvonoid trong cây chè dây giống như một loại kháng sinh. Chúng có tác dụng ngăn cản sự hình thành vết loét, giảm đau, đồng thời có thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp trong dạ dày.

Cách làm: Lấy khoảng 60 – 70g chè dây cho vào ấm và sắc lên với nước. Chia lượng nước thuốc thành nhiều lần để dùng trong ngày. Nên uống trước bữa ăn 30 phút để mang lại tác dụng tốt nhất.

Chè dây điều trị loét dạ dày
Chè dây giúp tiêu diệt vi khuẩn HP

Nghệ

ở dĩ có thể dùng nghệ để chữa đau dạ dày là bởi lẽ trong thành phần của bột nghệ có chứa chất Curcumin. Hoạt chất này có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp, làm giảm quá trình tiết dịch trong dạ dày. Đồng thời, dùng nghệ còn giúp tăng tiết chất nhầy, hỗ trợ hệ tiêu hóa để giảm các triệu chứng viêm loét.

Bên cạnh đó, mật ong chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Ngoài ra, nó còn làm tăng khả năng miễn dịch, bồi bổ cơ thể vì chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin B6, B2, B5, B3, B9, vitamin C; các kháng chất như canxi, photpho, kali, kẽm, natri, sắt…

Nghệ và mật ong khi được kết hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tốt. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị một cốc nước ấm khoảng 100ml,. Cho khoảng 10g tinh bột nghệ và vài thìa mật ong nguyên chất vào, khuấy đều rồi uống. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần trước mỗi bữa ăn, kiên trì một thời gian sẽ thấy mang đến tác dụng tốt.
  • Cách 2: Tinh bột nghệ và mật ong trộn đều với nhau để tạo thành một hỗn hợp. Sau đó, vo chúng  thành các viên nhỏ và dùng. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên để bài thuốc phát huy được tác dụng tốt.

Cam thảo

Cam thảo giàu acid glycyrrhizic có khả năng chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn Hp gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.

Cách làm: Dùng rễ cam thảo hãm trà uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm.

Chữa viêm loét dạ dày
Cam thảo giúp làm lành vết viêm loét

Lá khôi

Thành phần Tanin và Glucosid có tác dụng chống viêm, làm lành vết sẹo, vết loét do các bệnh dạ dày gây ra như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,… Đồng thời, hạn chế tình trạng gia tăng dịch tiết axit có trong dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá khôi tươi (20g) hoặc lá khôi khô (10g), Nước lọc
  • Cách thực hiện như sau: Đem lá khôi tươi rửa sạch và để ráo nước. Cho nguyên liệu này vào ấm để nấu nước uống như nấu nước trà hàng ngày. Sau khi đun khoảng 20 phút, bệnh nhân tắt bếp và để nước nguội dần. Người bệnh dạ dày sử dụng nước lá khôi uống vào buổi sáng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.

Khổ sâm

Lá khổ sâm có chứa các thành phần flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn HP rất tốt. Đặc biệt, khổ sâm còn có chứa hoạt tính kháng sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, hoạt tính độc tế bào mạnh với các tế bào ung thư dạ dày.

Có 3 cách dùng khổ sâm chữa đau dạ dày phổ biến hiện nay:

  • Cách 1: Lấy 16 – 20g lá khổ sâm đem rửa sạch, sao vàng rồi sắc đặc để uống. Nên uống sau khi ăn, uống liền vài ba tuần rồi ngưng vài ngày sau đó lại tiếp tục sử dụng cho đến khi khỏi bệnh.
  • Cách 2: Lấy 12g lá khổ sâm, 50g lá khôi, 20g lá bồ công anh đem sắc với 600ml nước. Đun sôi cho đến khi cô đặc còn 200ml thì lấy uống. Sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày, uống 10 ngày liên tục thì nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục lặp lại liệu trình này cho đến khi khỏi hẳn.
  • Cách 3: Lấy 16g lá khổ sâm kết hợp với một ít dạ cẩm. Thực hiện như cách 1 để chữa đau dạ dày.

Lưu ý khi điều trị loét dạ dày

Khi điều trị viêm loét dạ dày, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Ở một số trường hợp, ổ viêm loét ở dạ dày có thể là biến chứng do hội chứng Zollinger-Ellison (hội chứng do có quá nhiều u gastrin khiến dạ dày tăng tiết dịch vị quá mức).
  • Tuân thủ loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng khi chưa qua tham vấn y khoa.
  • Thông báo với bác sĩ lịch sử dùng thuốc, tiền sử dị ứng và các vấn đề sức khỏe đi kèm để được xây dựng phác đồ phù hợp.
  • Không nên kết hợp điều trị bằng nhiều loại thuốc cùng lúc
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, cần loại trừ các yếu tố khiến ổ loét ở niêm mạc tiến triển nặng như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thuốc chống viêm,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt điều độ nhằm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh.
  • Trong trường hợp phát sinh tác dụng phụ, nên thông báo với bác sĩ để được cân nhắc về việc ngưng thuốc và thay thế loại thuốc khác.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước áp dụng điều trị
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước áp dụng điều trị

Như vậy, tất cả những thông tin phía trên đã giúp người bệnh hiểu rõ về cách điều trị loét dạ dày hiệu quả. Nếu người bệnh gặp phải khó khăn gì trong quá trình điều trị, hãy liên hệ ngay với chuyên gia Metaherb để được giải đáp chi tiết.



source https://metaherb.vn/dieu-tri-loet-da-day.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả