10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Sử dụng thuốc nam chữa viêm loét dạ dày thường được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả không? Quy trình bào chế như thế nào? Hãy theo dõi thông tin trong bài viết để tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý chỉ hiện tượng viêm nhiễm hình thành nên các vết trợt loét ở lớp niêm mạc trong lòng dạ dày. Có đến 70 tới 90% các trường hợp mắc bệnh được xác định là do vi khuẩn Hp gây ra. Ngoài ra, một số yếu tố khác như sử dụng thuốc giảm đau kéo dài, stress, nhịn ăn sáng, không nhai kỹ trước khi nuốt, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau tức ở khu vực thượng vị. Kèm theo đó là nhiều dấu hiệu bất thường khác ở đường tiêu hóa như chán ăn, đầy bụng, ăn không tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng. Thay vì sử dụng thuốc tây, nhiều bệnh nhân tìm đến các cây thuốc nam để giải quyết bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hình ảnh mô phỏng viêm loét dạ dày - tá tràng
Hình ảnh mô phỏng viêm loét dạ dày – tá tràng

Thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả không?

Các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày chủ yếu sử dụng các thảo dược tự nhiên nên khá lành tính và an toàn nếu được dùng đúng cách. Người bệnh có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ như khi điều trị bệnh bằng thuốc tân dược.

Thuốc nam điều trị bệnh dựa trên nguyên lý bảo toàn thông qua việc bổ sung các hoạt chất kháng viêm, khử khuẩn, giảm đau tự nhiên sẵn có trong cây thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết loét.

Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên thuốc nam cho tác dụng chậm, giúp đẩy lùi bệnh một cách từ từ và đòi hỏi phải áp dụng trong thời gian dài chứ không cho hiệu quả tức thì như thuốc tây. Người bệnh cần phải kiên trì áp dụng trong vài tháng hoặc có khi lên đến vài năm. Thời gian điều trị dài hay ngắn còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ viêm loét của dạ dày.

Thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không?
Thuốc Nam chữa viêm loét dạ dày có hiệu quả không?

Với tính chất này, việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày dường như chỉ phù hợp để áp dụng trong giai đoạn bị bệnh nhẹ, vết loét chưa quá nghiêm trọng. Trường hợp bị viêm loét dạ dày nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị nhằm không chế tốt bệnh, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả

Trong nhiều tài liệu y học còn ghi chép nhiều vị thuốc Nam có thành phần dược chất điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả. Một trong số những cây thuốc Nam quý có thể nhắc đến như:

Chè dây

Cây chè dây còn được gọi là bạch liễm – một loại cây dây leo được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.  Hoạt chất chiết xuất từ dây leo có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm nhanh lành vết loét. Đồng thời thảo dược này còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp – thủ phạm phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày.

  • Chuẩn bị: 10 – 15g lá chè dây tươi
  • Cách sử dụng: Dùng lá chè dây phơi khô, sao vàng. Khi sử dụng cho vào ấm hãm với 100ml nước sôi. Để khoảng 15 phút cho nước trong lá tiết hết ra nước có thể rót ra uống dần. Áp dụng trong khoảng 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Trường hợp sử dụng chè dây ở dạng túi lọc người bệnh có thể pha uống 2 túi mỗi ngày. Tuy nhiên nếu bị bệnh do vi khuẩn Hp thì có thể tăng liều lên khoảng 4 túi.
Chè dây giúp tiêu diệt vi khuẩn HP
Chè dây giúp tiêu diệt vi khuẩn HP

Gừng (Sinh khương)

Các hoạt chất gingerol và shogaol được tìm thấy trong gừng còn hoạt động như một chất kháng viêm tự nhiên, kiềm hóa axit và kích thích tiêu hóa tự nhiên có thể giúp giải quyết được các triệu chứng bất thường trên.. Khi được hấp thu, chúng giúp ức chế phản ứng viêm trong dạ dày, chữa lành các vết loét. Các thành phần kẽm, kali và vitamin A, D, E có trong củ gừng cũng giúp nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống đỡ lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả hơn.

Cách 1: Dùng gừng dưới dạng trà

  • Chuẩn bị: 1 nhánh sinh khương tươi
  • Cách sử dụng: Sinh khương rửa sạch, băm nhỏ, đem nấu với 300ml nước. Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã rồi thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều lên. Chia uống làm 3 lần trong ngày.

Cách 2: Kết hợp gừng với mía

  • Chuẩn bị: 30ml nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng tươi
  • Cách sử dụng: Trộn đều 2 nguyên liệu trên với nhau và uống hết 1 lần vào buổi sáng. Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng liên tục để bệnh viêm loét dạ dày có sự thuyên giảm rõ rệt.
Gừng có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là điều trị bệnh dạ dày
Gừng có nhiều tác dụng tốt, đặc biệt là điều trị bệnh dạ dày

Cây nhọ nồi

Y học cổ truyền ghi nhận, nhọ nồi có vị chua ngọt, tính lương, có khả năng đi vào các kinh Can, Thận giúp giải độc, cầm máu, làm mát máu, ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết ở vết loét trong dạ dày.

Nghiên cứu về thành phần của cây cỏ nhọ nồi, các nhà khoa học cũng ghi nhận nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như tanin, carotene hay flavonozit. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm bề mặt vết loét trong dạ dày nhanh khô se và có tốc độ hồi phục nhanh hơn.

Cách 1: Uống nước cây nhọ nồi

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá cỏ nhọ nồi
  • Cách sử dụng: Rửa sạch dược liệu đã chuẩn bị, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để đảm bảo khử sạch vi khuẩn và ký sinh trùng. Thái nhỏ lá nhọ nồi rồi đem xay nhuyễn với 1 ly nước đun sôi để nguội. Cuối cùng lọc lấy nước cốt chia uống làm 2 lần trong ngày.

Cách 2: Chữa viêm loét dạ dày chảy máu

  • Chuẩn bị: Cây nhọ nồi (50g), 4 quả táo tàu khô, bạch cập ( 25g) và quốc lão ( 15g)
  • Cách sử dụng: tất cả đem sắc với nửa lít nước đến khi cạn còn 300ml. Gạn thuốc sắc chia đều làm 2 phần uống hết trong ngày. Dùng sau các bữa ăn trưa và tối khoảng 30 phút là tốt nhất.

Dạ cẩm

Cây dạ cẩm sử dụng lá, ngọn non hoặc rễ làm thuốc chữa bệnh. Toàn thân cây có chứa các thành phần hóa học như Saponin, Tanin, Alcaloid hay Anthraglycosid. Những chất này thể hiện rõ khả năng kháng khuẩn đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giúp giảm lượng axit dư thừa, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.

  • Chuẩn bị: Ngọn và lá dạ cẩm số lượng lớn
  • Cách sử dụng: Đem dược liệu đã chuẩn bị rửa sạch, phơi khô, đóng vào túi ni lông dùng dần. Để trị viêm loét dạ dày, mỗi ngày lấy 20g đem nấu cùng 500ml, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 20 phút là được. Gạn thuốc ra, để nguội, chia uống trước các bữa ăn sáng, trưa và tối khoảng 20 phút.
Hình ảnh cây dạ cẩm
Hình ảnh cây dạ cẩm

Vị thuốc khôi tía

Lá khôi tía chứa các thành phần quan trọng là tanin và glucosid. Những chất này đã được chứng minh về khả năng ức chế vi khuẩn Hp, chống viêm, làm se lành vết loét và giúp tổn thương nhanh liền sẹo, đồng thời ức chế sản xuất axit ở dạ dày. Nhờ những tác dụng trên mà cây thuốc nam này được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như: Đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.

Trường hợp bị viêm loét dạ dày sử dụng nước sắc lá cây khôi tía sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng ợ chua, nóng rát thượng vị, mang lại cảm giác nhẹ bụng, ăn ngủ tốt hơn. Y học cổ truyền thường kết hợp lá khôi tía với một số thảo dược khác để làm tăng công dụng trị bệnh của cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày này.

  • Chuẩn bị: 60g lá khôi, 40g lá cây diếp dại (bồ công anh), 12g lá khổ sâm và 20g tương tư đằng ( cam thảo dây)
  • Cách sử dụng: Tất cả cho vào ấm, đổ thêm vào 1,5 lít nước đun sôi kỹ trong 20 phút. Uống thuốc sắc ngày 3 lần khi đang đói bụng, tốt nhất là trước các bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Lưu ý: Sử dụng lá khôi tía quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, da xanh, sắc mặt tái nhợt… Người bệnh không nên vì nôn nóng muốn chữa khỏi bệnh nhanh mà lạm dụng quá mức.
Lá khôi điều trị bệnh dạ dày hiệu quả
Lá khôi điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Cây nha đam

Theo y học cổ truyền, nha đam có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, giúp thanh nhiệt, tiêu độc, kích thích tiêu hóa nên được sử dụng trong điều trị táo bón, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng. Thêm vào đó, nha đam còn chứa nhiều vitamin E, C, B và nhiều loại axit amin có tác dụng chống oxy hóa, xoa dịu kích ứng và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit và vi khuẩn Hp.

  • Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi
  • Cách sử dụng: Nha đam gọt vỏ rồi lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn. Uống một cốc trước bữa ăn chính khoảng 30 phút. Nếu nước nha đam tươi quá khó uống, bạn có thể nấu chín và thêm vào một ít đường phèn sẽ được một loại thức uống khá ngon miệng và lại có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Nghệ vàng

Nghệ vàng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ lĩnh vực ẩm thực, chăm sóc sắc đẹp đến chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong củ nghệ chứa hàm lượng curcumin nhiều hơn hẳn so với các nguyên liệu tự nhiên khác. Chất này có thể giúp chống lại tình trạng viêm loét dạ dày bằng cách ức chế quá trình viêm, làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, đồng thời kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương.

Người bị viêm loét dạ dày mãn tính được khuyến khích nên thường xuyên sử dụng nghệ trong chế biến món ăn để cải thiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa, đồng thời ngăn ngừa ung thư hóa. Ngoài ra, có thể kết hợp áp dụng bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày từ củ nghệ như sau:

  • Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi ( hoặc 1 thìa cà phê bột nghệ ), 2 thìa mật ong
  • Cách thực hiện: Nghệ tươi giã nát, hòa thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều lên vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào nước cốt nghệ rồi uống. Trường hợp sử dụng bột nghệ thì trộn trực tiếp với mật ong ăn là được. Mỗi ngày áp dụng 2 lần.

Lưu ý: Không sử dụng nghệ điều trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai. Người bị sỏi thận, sỏi túi mật hoặc chuẩn bị được làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ.

Nghệ thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày
Nghệ thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc dạ dày

Lá trầu không

Lá trầu không là vị thuốc nam có tính ấm, có khả năng sát trùng, tiêu viêm, khử khuẩn. Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện trong lá trầu chứa nhiều tinh dầu, bao gồm chủ yếu các thành phần là tanin và betel phenol. Đây là hai hợp chất quý có tác dụng tích cực trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và thúc đẩy quá trình hồi phục của vết loét.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá trầu rồi vò nhẹ cho lá hơi nát. Bỏ vào ấm hãm với nước sôi tương tự như pha trà. Gạn ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 1 tháng liên tục để nâng cao chức năng tiêu hóa, giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt.

Lá mơ lông

Nhắc đến các cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả nhất chúng ta không thể bỏ qua cây lá mơ lông, hay còn gọi là lá mơ tam thể. Cây chứa nhiều sulfur dimethyl disulphit – một hoạt chất có công dụng tương tự như kháng sinh, giúp ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh trong dạ dày.

Ngoài ra, lá mơ lông còn có tác dụng giảm đau, giải độc, tiêu thực, kích thích lưu thông máu, giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc dạ dày. Sử dụng đúng cách sẽ giúp cải thiện được tình trạng ăn không tiêu, đau rát ở thượng vị, tiêu chảy, ợ nóng do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.

  • Chuẩn bị: 20 – 30g lá mơ
  • Cách sử dụng: Lá mơ sau khi rửa sạch bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt uống trước khi ăn. Bệnh nhẹ thì uống ngày 1 lần, nặng thì uống ngày 2 lần.
Lá mơ lông là dược liệu quý chữa viêm loét dạ dày
Lá mơ lông là dược liệu quý chữa viêm loét dạ dày

Cây lược vàng

Phân tích thành phần của cây lược vàng, các nhà nghiên cứu thu được nhiều hoạt chất sinh học như steroid hay flavonoid. Chúng hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng viêm giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày và làm giảm các triệu chứng bệnh có liên quan đến viêm loét dạ dày.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lược vàng
  • Cách sử dụng: Rửa sạch lá với nước muối rồi thái nhỏ, bỏ vào bình thủy tinh. Đổ ngập nước sôi vào, vặn nắp lại cho chặt và ủ trong 12 giờ. Chia uống nhiều lần trong ngày cho hết.

Lưu ý khi sử thuốc Nam điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Để đẩy nhanh hiệu quả của các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày, trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý:

  • Kết hợp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác như châm cứu, bấm huyệt… Tuy nhiên một số cây thuốc nam có thể tương tác làm giảm tác dụng của thuốc tân dược nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi phối hợp trị liệu.
  • Điều chỉnh lối sống cho khoa học, lành mạnh. Tránh hút thuốc lá hoặc uống bia rượu. Ngủ sớm, đủ giấc và đúng giờ. Không để thần kinh bị căng thẳng quá mức.
  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý ăn chín, uống sôi. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tăng cường chất xơ và các thực phẩm chứa nhiều omega 3 trong khẩu phần ăn. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ muối chua, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt, sữa, gia vị cay nếu không muốn các dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng thuốc Nam đúng cách nâng cao hiệu quả điều trị
Sử dụng thuốc Nam đúng cách nâng cao hiệu quả điều trị

Mặc dù được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày – tá tràng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định. Tốt nhất, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia Metaherb trước khi áp dụng. Chúc bạn mau khỏi bệnh!



source https://metaherb.vn/thuoc-nam-chua-viem-loet-da-day.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả