Tiêu diệt vi khuẩn HP bằng thuốc Đông y có hiệu quả không?
Tiêu diệt khuẩn HP bằng Đông y là một trong những phương pháp thường được áp dụng. Vậy cách chữa trị này có hiệu quả không, cần lưu ý những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Có thể bạn quan tâm
Vi khuẩn HP là gì? Nguyên nhân gây bệnh ít ai biết
HP là tên viết tắt của cụm từ Helicobacter Pylori, một loại trực khuẩn Gram âm tồn tại và phát triển mạnh trong dạ dày. Chúng có cơ chế tiết ra enzyme Urease trung hòa nồng độ axit mạnh để tồn tại.
HP có dạng cong hoặc chữ S với chiều dài từ 1,5 đến 5 µm và đường kính từ 0,3 đến 1 µm. Chúng có 4-6 lông mảnh nằm ở mỗi đầu để chuyển động trong môi trường dịch nhầy của niêm mạc dạ dày. HP thường cư trú chủ yếu nhiều nhất ở hang vị, tiếp sau là thân vị và có thể ở vùng dị sản dạ dày ở tá tràng.
Chủng vi khuẩn Helicobacter Pylori gây tổn thương dạ dày trong nhiều năm dài. Người bệnh có thể mất tới 30 năm kể từ khi nhiễm vi khuẩn cho tới khi phát hiện bệnh thông qua biểu hiện của các triệu chứng. Nó gây ra nhiều tổn thương và biến chứng nghiêm trọng như loét, xuất huyết, thủng và thậm chí là ung thư dạ dày.
Bởi vì HP là vi khuẩn nên chúng có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Chúng có thể tiến vào dạ dày thông qua các con đường:
- Tiếp xúc với nước bọt người bệnh: hôn, dùng chung bát đũa, dụng cụ ăn uống. Đây là con đường nhiễm HP cao nhất, chiếm tới 90% nguyên nhân các ca bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
- Qua đường tiêu hóa: ăn uống không đảm bảo vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh do HP có thể tồn tại trong phân.
- Qua dụng cụ, trang thiết bị y tế như dụng cụ nội soi dạ dày,… không được vệ sinh đảm bảo.
- Qua nguồn nước ăn: trong nước cũng có thể chứa vi khuẩn HP.
Xuất phát từ nguyên nhân nhiễm bệnh, có thể dễ dàng thấy đối tượng nào cũng đều có nguy cơ nhiễm HP. Các chuyên gia y tế ước tính rằng thế giới có khoảng nửa số dân đã bị nhiễm HP. Con số này chủ yếu từ lứa tuổi trên 20 ở các nước đang phát triển với tỉ lệ rất cao tần suất rất cao từ 50 đến 90%. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi từ 2-8 của các nước này cũng có nguy cơ nhiễm HP lớn. Tại Việt Nam, chúng ta cũng có khoảng >70% người lớn bị nhiễm khuẩn này.
Diệt khuẩn HP bằng Đông y có đạt hiệu quả cao không?
Điều trị tận gốc khá khó khăn, vì vi khuẩn HP rất dễ nhờn thuốc, kháng thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc Tây để điều trị vi khuẩn HP cũng rất dễ gây ra những tác dụng phụ ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, gây ra các triệu chứng nóng trong người, tiêu chảy, chán ăn…
Chính vì vậy, nhiều người bệnh muốn lựa chọn một phương pháp khác và trong đó các loại thuốc Đông y cũng có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh dạ dày.
Nếu đặt câu hỏi liệu dùng thuốc Đông y để chữa vi khuẩn HP có hiệu quả không thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại thuốc, thời gian sử dụng…Theo các chuyên gia thì thuốc Đông y có ưu điểm là có thể sử dụng lâu dài, trong nhiều năm liền, ít xảy ra tác dụng phụ, giúp bồi bổ và hồi phục sức khỏe, không gây tổn hại cho dạ dày….và rất nhiều tác dụng khác nữa.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng dùng thuốc Đông y chỉ là một phương pháp hỗ trợ trị bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh triệt để được, kể cả khi sử dụng thuốc lâu dài cũng không thể đạt được hiệu quả nhanh. Khi áp dụng phương pháp này người bệnh cần phải hết sức kiên trì.
Một số bài thuốc Đông y giúp tiêu diệt vi khuẩn HP
Việc sử dụng thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP cần phải có sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác nhau. Không những vậy, tùy vào từng loại bệnh, mức độ của bệnh mà sẽ có những bài thuốc khác nhau. Chẳng hạn như, bị viêm loét dạ dày do bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ được kê vào hội chứng vị quản thống tỳ – vị thấp nhiệt.
Lúc này, người bệnh sẽ được kê toa thuốc điều trị bằng cách kết hợp các loại nhóm thuốc sau:
1/ Bài thuốc giảm đau
Nhóm thuốc này bao gồm các loại thảo dược có tính chỉ thống (giảm đau) như:
- Cam thảo: Giảm đau, hỗ trợ làm lành viêm loét dạ dày bị tổn thương
- Cà độc dược: Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn HP.
- Kim ngân hoa: Kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả
2/ Thảo dược ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP
Bao gồm các loại thảo dược như: Vỏ hàu, mai mực có tác dụng khắc phục tình trạng ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu…Theo các nhà nghiên cứu thì trong vỏ hàu có chứa các chất giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày hiệu quả. Từ đó, kéo theo ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP bởi vì loại vi khuẩn này chỉ có thể sống trong môi trường có axit dạ dày cao.
3/ Thuốc Đông y điều hòa khí huyết
Các loại thuốc nhóm 3 bao gồm vỏ vối rừng, thương truật, quả chấp non. Đây là những loại thảo dược có nhiệm vụ loại bỏ bĩ tích, phá khí, hành khí, điều hòa trường vị, kích thích khả năng hoạt động của nhu động ruột, thức ăn được hấp thụ tốt hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn, không gây ra táo bón.
4/ Vị thuốc kháng khuẩn
Nhóm 3 là nhóm thuốc có sự kết hợp của nhiều loại thuốc hơn bao gồm: bồ công anh, lá khôi, dạ cẩm, khổ sâm. Đây đều là những vị thuốc có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, thanh nhiệt, táo thấp. Các chuyên gia nói rằng khi kết hợp các vị thuốc này lại với nhau sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP một cách tự nhiên.
Như đã nói, tùy vào từng dạng bệnh mà các loại thảo dược được sử dụng cũng khác nhau. Để đảm bảo sử dụng hiệu quả, an toàn, tốt nhất là bạn nên trao đổi kỹ với các thầy thuốc có kinh nghiệm để được chỉ định điều trị.
Một số lưu ý khi chữa vi khuẩn HP bằng thuốc Đông y
Việc sử dụng thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP được đánh giá là phương pháp an toàn bởi vì nó rất ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần phải hết sức kiên trì vì phương pháp này cần có thời gian để thuốc thẩm thấu dần. Hầu hết những người mắc bệnh nặng hoặc vi khuẩn HP đã kháng thuốc thì phương pháp này sẽ không đem lại hiệu quả cao.
- Đặc tính của vi khuẩn HP là lây nhiễm từ người này sang người khác, vì vậy cần chú ý tránh tiếp xúc, không nên hôn môi, sử dụng chung bát đũa, ăn uống chung để không lây bệnh sang cho những người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình.
- Những người thân trong gia đình chủ động phòng chống bệnh, tránh tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm bệnh. Thực hiện chủ trương ăn chín uống sôi và giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày để tránh lây nhiễm bệnh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại vitamin A, D, K, B12, axit folic, canxi, Fe, Zn,..từ các loại thực phẩm sẽ giúp trung hòa axit dạ dày tốt hơn…
- Tránh xa các loại rượu bia, chất kích thích như café, trà, thuốc lá vì chúng càng làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, giảm đau, chỉ sử dụng khi có sự kê đơn của bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng thuốc, đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
- Thường xuyên khám bệnh để kiểm tra các bệnh lý về tai – mũi – họng, răng miệng nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
- Tập thể dục, vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng và giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học nhân định, người bệnh trong quá trình đun sắc thường không lấy hết được tinh chất của thảo dược. Bởi lẽ, chất lượng thuốc còn phụ thuộc vào cách đun sắc, nhiệt độ, cách phối hợp thuốc. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa từ thiên nhiên, áp dụng công nghệ cao trong bào chế, lấy được hoàn toàn dược chất điều trị bệnh mà không cần trả qua đun sắc.
Theo chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, một trong những sản phẩm nổi tiếng hiện nay không thể bỏ qua “Dạ dày – tá tràng Metaherb“. Một trong những sản phẩm áp dụng công nghệ chiết xuất Nano, làm giảm nhanh triệu chứng do vi gấp HP gây ra gấp nhiều lần những phương pháp truyền thống. Người bệnh nên tham khảo.
Hy vọng những thông tin về việc sử dụng thuốc Đông y chữa vi khuẩn HP trên đây sẽ giúp người bệnh có những kiến thức về phương pháp trị bệnh này. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thăm khám tại bệnh viện và nhận được sự tư vấn điều trị chuyên môn an toàn tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng ngoài ý muốn.
source https://metaherb.vn/tieu-diet-khuan-hp-bang-dong-y.html
Nhận xét
Đăng nhận xét