Người bị gút có uống được sữa được không? (ensure, sữa đậu nành…)
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu protein và thường được bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng thức uống này. Vậy người bị gút có uống sữa được không? Đâu là loại sữa phù hợp dành cho người bệnh gút? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (hay còn gọi là bệnh gút) xảy ra khi nồng độ axit uric tích tụ trong máu quá ngưỡng bình thường gây viêm ở các ổ khớp. Bệnh có những triệu chứng điển hình là các cơn đau, sưng tấy, nóng đỏ ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái đột ngột nửa đêm hoặc sáng sớm khiến người bệnh đau điếng. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể gặp phải các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).
Mặc dù là bệnh lành tính, có thể kiểm soát và phòng ngừa, song bệnh gout thường gây cảm giác đau đớn, mất ngủ cho người bệnh. Nếu chủ quan, không có biện pháp can thiệp bệnh kịp thời và hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới những biến chứng ngu hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
Trong đó, có một số biến chứng nguy hiểm phải kể đến:
- Bệnh về thận: Bệnh gout có thể gây ra các tổn thương về thận và các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận…
- Biến dạng khớp, tàn phế: Khi người bệnh không được điều trị sớm, các hạt tophi tích tụ ở các khớp có thể làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp chân, tay. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tàn phế.
- Tai biến, đột quỵ: Người bệnh gout còn có nguy cơ cao bị tai biến, đột quỵ khi các tinh thể muối urat trong máu bị tích tụ, lắng đọng trong thời gian dài khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, hình thành các mảng xơ vữa mạch máu, gây tổn thương van tim…
Theo nhiều chuyên gia y tế, người bệnh có thể hạn chế biến chứng bằng cách thiết lập thực đơn ăn uống khoa học. Hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại cho xương hớp. Tăng cường bổ sung có loại dưỡng chất như rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin, sữa.
Thành phần dinh dưỡng trong sữa
Sữa là một thực phẩm giàu đạm, lipid, glucid, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, kali. Các protein trong sữa có thành phần axit amin cân đối, độ đồng hóa cao như casein, lacto albumin, lacto globulin rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là sự phát triển của trẻ em.
Không chỉ vậy, sữa còn chứa các lipid có giá trị sinh học cao với nhiều axit béo chưa no cần thiết, nhiều phosphatid và rất dễ đồng hóa. Hơn nữa, sữa còn cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ phát huy thể chất, trí óc, làm chậm lão hóa…
Người bệnh bị gút có uống sữa được không?
Sữa là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, vậy thì người bệnh gút có nên uống sữa không? Nhiều người cho rằng sữa là một trong những thực phẩm giàu đạm cần hạn chế để tránh làm cho tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.
Thế nhưng thực tế thì gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Trong 100g sữa chỉ chứa từ 0 – 50 mg purin, trong khi đó hàm lượng purin mà cơ thể có thể thu nạp mỗi ngày là từ 135 – 150mg/100g. Như vậy, sữa là một thực phẩm an toàn mà người bệnh có thể sử dụng.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể hỗ trợ làm giảm lượng axit uric sau 3 giờ sử dụng. Việc uống sữa với liều lượng, giờ giấc thích hợp có thể giúp giảm đến 43% nguy cơ mắc bệnh gút và còn làm giảm lượng acid uric trong máu từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh.
Vậy, người bệnh gút có thể uống được sữa, tuy nhiên chỉ nên sử dụng với liều lượng mỗi ngày một 1 ly để hỗ trợ điều trị.
Các loại sữa cho người bệnh gút
Người bệnh nên sử dụng những loại sữa dưới đây:
1/ Sữa tươi
Sữa tươi và các chế phẩm của sữa tươi giúp làm giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1- 2 cốc sữa tươi, uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.
2/ Sữa ensure
Có thể nói, người bị bệnh gút có uống được sữa ensure không là câu hỏi mà các chuyên gia dinh dưỡng thường hay nhận được. Theo nhận định từ các chuyên gia, người bệnh gút có thể uống được sữa ensure nhưng phải uống với liều lượng thích hợp. Chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh để tránh ảnh hưởng.
3/ Sữa tách béo, sữa chua
Nên chọn các loại sữa động vật như sữa bò và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể mà không sợ gia tăng lượng acid uric trong máu. Ngoài ra, nên sử dụng sữa tách, không đường hoặc ít đường để bảo vệ cơ thể.
Sữa chua có công dụng rất tốt cho người bệnh gút vì được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên nên có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin, pepton. Đặc biệt, sữa chua còn có tác dụng loại bỏ một phần acid uric trong máu giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
4/ Sữa non Alpha Lipid
Là một sản phẩm của tập đoàn sản xuất sữa của New Zealand có các tác dụng:
- Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và gia tăng tốc độ hồi phục ở các vùng tổn thương do bệnh gút gây ra.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, nâng cao khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng.
- Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa các tác nhân gây hại bên ngoài đối với cơ thể.
5/ Sữa Primavita
Là sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan và được phép lưu hành tại Việt Nam có tác dụng:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ít chất béo nên người bệnh hoàn toàn không lo ngại tăng cân nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Giàu vitamin D3, sắt, canxi, men vi sinh Bifidus có khả năng nâng cao sức khỏe hệ xương khớp, tăng khả năng chống chọi với bệnh.
6/ Sữa Ensure Gold Acti M2
Là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Hoa Kỳ, được đặc chế riêng cho người mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có gút. Có công dụng:
- Bổ sung Choline, probiotic, Acti-SPS, phosphatidylserine hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
- Giàu acid béo omega 3 có khả năng giảm viêm tại khớp bị gút và rất tốt cho hệ tim mạch.
Người bệnh nên lưu ý, bên cạnh những loại sữa tốt cho sức khỏe, người bệnh nên tránh xa những sản phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng không tốt cho xương khợp. Từ đó, thiết lập một thực đơn ăn uống tốt nhất.
Những loại sữa không dành cho người bệnh gút
Như vậy, với thắc mắc người bệnh gút có được uống sữa không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng một số loại sữa sau đây:
1/ Không sử dụng sữa có nhiều đường
Mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại sữa nào người bệnh gút cũng có thể dùng được. Với người bệnh gút, để tránh tình trạng sưng viêm chuyển biến nặng, nên tránh sử dụng các loại sữa có nhiều đường.
Các loại sữa nhiều đường nhất là sữa đặc có thể làm rối loạn chuyển hóa, đào thải các chất qua thận khiến khả năng đào thải các acid uric (nguyên nhân chính gây bệnh gút) bị suy giảm. Không chỉ vậy, các loại sữa này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy thận, đái tháo đường.
2/ Không sử dụng sữa giàu chất béo
Các loại sữa giàu chất béo sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tăng cân nhất là những người đã có trọng lượng có trọng lượng cơ thể quá mức. Tăng cân sẽ gây áp lực lên xương khớp tình đó khiến bệnh ngày càng tồi tệ, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
Để tránh những cơn đau xương khớp do bệnh guot gây ra, người bệnh sử dụng sữa đúng cách, kết hợp hài hòa với những thực phẩm trong đời sống hàng ngày.
3/ Không sử dụng sữa đậu nành
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút nên hạn chế sử dụng các loại rau phát triển nhanh như măng, các loại đậu, giá đỗ… Và đậu nành cũng là một trong những thực phẩm cần hạn chế.
Sữa đậu nành có chứa nhiều nhân purin, có khả năng chuyển hóa, làm gia tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến các tinh thể muối urat lắng đọng nghiêm trọng ở khớp xương. Nếu sử dụng sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một chuyển biến xấu hơn.
Những lưu ý khi người bị gút uống sữa
Mặc dù người bệnh gút có thể uống sữa nhưng chỉ nên sử dụng với liều lượng nhất định kèm theo những lưu ý sau đây:
- Nếu đã uống sữa thì nên kiêng các thức ăn chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật. Có thể sử dụng thịt gà (chỉ ăn ức gà hoặc chân), trứng, thịt cá đồng nhưng chỉ dùng trong khoảng từ 30 – 50g và có thể dùng thêm một ít sữa.
- Tuyệt đối không uống sữa, hoặc sử dụng thêm thực phẩm có chứa nhân purin khi hàm lượng purin trong ngày đã vượt quá 130mg.
- Nên ăn nhiều rau xanh, uống nước ngọt để tăng cường đào thải các axit uric có trong máu.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh nên sử dụng một số viên uống có tác dụng hỗ trợ hạ axit uric, thanh lọc cơ thể. Người bệnh có thể tham khảo những sản phẩm có chứa những vị thảo dược đặc trị như:
- Lá tía tô: Điều trị bệnh khớp, bệnh gout rất hiệu quả.
- Hy thiêm: có tác dụng bổ huyết, trừ thấp, bổ máu, giảm đau giúp điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp, bệnh gout. Đặc biệt y học hiện đại đã nghiên cứu và tìm thấy chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin có trong cây hy thiêm giúp hạ nhanh nồng độ acid uric trong máu, rất tốt trong việc điều trị trị bệnh gút.
- Thổ phục linh: có vị ngọt, tính bình nên được ứng dụng trong điều trị bệnh phong thấp, xương khớp, giải độc cơ thể.
- Bồ công anh: chứa một lượng lớn chất terpenoid và polyphenol giúp kháng viêm, làm giảm cơn đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ tại các khớp bị cơn gút tấn công.
Sau khi tham vấn ý kiến nhiều chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Phương Đông đã ứng dụng công nghệ chiết xuất Nano, bào chế thành công sản phẩm “GUT Metaherb“. Sản phẩm bảo vệ xương khớp dành riêng cho người bệnh Gout, được bào chế 100% thảo dược và có nhiều ưu điểm vượt trội.
Tóm lại, với thắc mắc người bị gút có uống được sữa không thì câu trả lời là có nhưng chỉ nên sử dụng các loại sữa riêng biệt được chỉ định. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại sữa nhiều đường, giàu chất béo. Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, vận động, rèn luyện cơ thể để hỗ trợ tốt cho việc điều trị.
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về chế độ ăn uống và chữa bệnh, hãy nhanh chóng liên hệ trực tiếp với chuyên gia Metaherb để được giải đáp.
source https://metaherb.vn/nguoi-bi-gut-co-uong-sua-duoc-khong.html
Nhận xét
Đăng nhận xét