Người bệnh nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP? 15 thực phẩm vàng

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ rõ, một số thực phẩm có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori và giảm thiểu viêm loét. Vậy người bệnh nên ăn gì để diệt vi khuẩn HP? Câu trả lời sẽ có trong bài viết.

Có thể bạn quan tâm

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người nhiễm vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (viết tắt của cụm từ tiếng anh Helicobacter pylori) là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường axit khắc nghiệt của dạ dày. Chúng được tìm thấy ngay cả trong dạ dày của những người có cơ thể khỏe mạnh. Bình thường chúng không gây hại như khi sức đề kháng bị suy giảm , vi khuẩn Hp sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh gây ra nhiều vấn đề như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược axit hoặc thậm chí là bệnh ung thư dạ dày.

Người bệnh nên thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, điều trị dứt điểm HP
Người bệnh nên thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, điều trị dứt điểm HP

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ kháng sinh của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh lại thực đơn ăn uống hàng ngày cho khoa học để nâng cao sức khỏe, góp phần cải thiện triệu chứng bệnh và rút ngắn thời gian chữa trị.

Khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày cho người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cần tuân thủ theo các nguyên tắc dưới đây:

  • Ưu tiên các thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và trung hòa axit tự nhiên.
  • Tránh ăn các thực phẩm gây kích thích hoặc làm tăng tiết axit dịch vị dạ dày
  • Bữa ăn cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất, không kiêng khem quá mức
  • Chia các bữa ăn trong ngày làm nhiều bữa nhỏ
  • Không ăn quá nhiều trong một bữa hoặc để bị đói
  • Ăn đúng giờ
  • Các bữa ăn nên được duy trì vào đúng một khung giờ ở tất cả các ngày
  • Uống nhiều nước

Người bệnh nên ăn gì để diệt vi khuẩn Hp?

Mặc dù không thể điều trị vi khuẩn Hp bằng thực phẩm nhưng một số loại rau củ quả và thức ăn nhất định có thể giúp ức chế hoạt động của loại vi khuẩn này và giảm thiểu tác hại của nó đến dạ dày. Nếu bạn đang thắc mắc viêm dạ dày Hp nên ăn gì thì không nên bỏ qua danh sách những thực phẩm tốt nhất dưới đây.

1/ Thức ăn bổ sung probiotics

Probiotics được cung cấp bởi sữa chua, các thức uống lên men tự nhiên hoặc kefir có thể thiết lập lại trạng thái cân bằng cho môi trường dạ dày. Chúng là những vi khuẩn tốt sinh sống trong dạ dày và đường ruột giúp duy trì chức năng tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời kích thích sản xuất ra các chất có khả năng chống lại vi khuẩn Hp.

Ngoài ra, việc bổ sung probiotics từ thực phẩm còn là giải pháp tự nhiên để thúc đẩy quá trình chữa lành niêm mạc dạ dày và cải thiện các dấu hiệu bất thường ở đường tiêu hóa khi bị nhiễm vi khuẩn Hp như: Táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, buồn nôn, ợ hơi.

Sữa chua rất tốt cho tiêu hóa đặc biệt là giảm đau thượng vị do vi khuẩn HP gây ra
Người bệnh nên thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, điều trị dứt điểm HP

2/ Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh bao gồm một số loại axit béo như omega 3 hay omega 6. Những chất này không giết chết vi khuẩn Hp nhưng một lượng lớn chất béo lành mạnh được tiêu thụ có thể giúp giảm viêm, làm nhanh lành tổn thương trong dạ dày, đồng thời bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, ức chế quá trình biến đổi ADN gây ung thư dạ dày.

Hãy thêm các thực phẩm dưới đây vào thực đơn để bổ sung nguồn chất béo tốt cho cơ thể:

  • Cá hồi
  • Cá thu
  • Hàu
  • Đậu nành
  • Hạt chia
  • Cá trích…

3/ Quả nam việt quất

Theo một kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí thực phẩm và dinh dưỡng Molecular của Israel cho thấy, uống nước ép nam việt quất mỗi ngày có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp và làm nhanh lành tổn thương viêm trong dạ dày do tác hại của vi khuẩn. Tác dụng tuyệt vời này có được là nhờ nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong loại trái cây này.

Việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng làm lành niêm mạc dạ dày
Việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng làm lành niêm mạc dạ dày

4/ Súp lơ xanh, bắp cải

Cả súp lơ xanh và bắp cải đều cung cấp nhiều sulforaphane – một chất đã được khoa học xác định là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Ngoài ra, nguồn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa phong phú được tìm thấy trong các thực phẩm này còn góp phần thúc đẩy tiêu hóa, giảm axit dư thừa trong dịch vị và làm nhanh lành tổn thương viêm loét ở niêm mạc dạ dày gây ra bởi vi khuẩn Hp.

5/ Thực phẩm giàu chất xơ

Táo, lê, rau lá xanh, bột yến mạch… là những thực phẩm chứa nguồn chất xơ dồi dào. Nghiên cứu đã chỉ ra, duy trì chế độ ăn giàu chất xơ khi bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể giúp ngăn ngừa và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vết loét trong dạ dày và các tác hại khác mà tác nhân gây bệnh này mang lại.

Khi được tiêu hóa và hấp thu, chất xơ sẽ hoạt động bằng cách thấm hút bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày, cải thiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ăn không tiêu, ngăn ngừa trào ngược dạ dày thực quản.

Thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy hệ tiêu hóa
Thực phẩm giàu chất xơ thúc đẩy hệ tiêu hóa

6/ Ăn củ nghệ

Nghệ được sử dụng làm gia vị trong ẩm thực nhưng cũng là vị thuốc dân gian được sử dụng khả phổ biến trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, bao gồm cả bệnh nhiễm vi khuẩn Hp. Đối với những người mắc căn bệnh này, sử dụng nghệ thường xuyên trong bữa ăn sẽ mang đến những ta c1 dụng như sau:

  • Trung hòa axit dạ dày, giảm ợ chua, ợ nóng, ngăn ngừa trào ngược thực quản
  • Bổ sung nhiều curcumin giúp ức chế phản ứng viêm, làm nhanh lành vết loét trong dạ dày
  • Giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày cho các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp lâu năm.

7/ Mật ong

Mật ong là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó cung cấp nhiều axit amin giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Ngoài ra, mật ong còn được bổ sung vào chế độ ăn như một phương pháp chữa trị vi khuẩn Hp tại nhà.

Nhờ chứa các thành phần dưỡng chất như vitamin A,C, E và hydrogen peroxide, mật ong có thể giúp làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn Hp, khiến chúng dần suy yếu. Đồng thời, những chất này cũng hoạt động như một phương thuốc sát khuẩn, tiêu viêm tự nhiên giúp giảm hiện tượng kích ứng, sưng viêm, chữa lành tổn thương trong dạ dày.

Nghệ và mật ong đánh bay vi khuẩn HP dạ dày
Nghệ và mật ong đánh bay vi khuẩn HP dạ dày

8/ Khoai lang

Khoai lang cũng là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc bị vi khuẩn Hp nên ăn gì. Thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin A. Nhiều bằng chứng cho thấy, bổ sung dưỡng chất này ở một mức độ hợp lý có thể giúp ngăn ngừa viêm và thu nhỏ vết loét trong dạ dày.

Thêm vào đó, khoai lang còn bổ sung nhiều chất xơ hòa tan có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy tiêu hóa, qua đó giúp cải thiện được đáng kể các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa do vi khuẩn Hp gây ra.

9/ Các loại dầu thực vật

Dầu ô liu không chỉ chứa nhiều Omage 3 mà còn cung cấp một chất kháng khuẩn có lợi khác là polyphenol. Chất này có khả năng chống lại sự phát triển của các chủng Hp kháng kháng sinh.

Dầu Oregano có thành phần carvacrol dồi dào, dầu Oregano có khả năng chống lại Hp và các chủng vi khuẩn khác gây hại cho dạ dày, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi cho đường ruột, tạo điều kiện để tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh chóng phục hồi.

Các loại dầu ít béo không gây áp lực cho hệ tiêu hóa
Các loại dầu ít béo không gây áp lực cho hệ tiêu hóa

10/ Ớt chuông đỏ

Giàu vitamin C, ớt chuông đỏ giúp chống viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn Hp. Bổ sung đầy đủ vitamin C cho cơ thể thông qua việc sử dụng thực phẩm này là rất cần thiết.

Một số người có thể cảm thấy ớt chuông đỏ khá khó ăn do mùi hăng đặc trưng của nó. Để dễ dàng tiêu thụ thực phẩm này hơn, bạn có thể dùng ớt chuông xào thịt hoặc ép chung với các loại trái cây rau củ khác lấy nước uống.

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh nên tham khảo thêm một số sản phẩm gây hại cho cơ thể. Từ đó, tránh sử dụng, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

5 thực phẩm người bệnh mắc vi khuẩn HP nên tránh

Cùng với việc tìm hiểu bị vi khuẩn Hp nên ăn gì thì bạn cũng cần nắm rõ những thực phẩm không tốt cho bệnh để có kế hoạch kiêng cữ cho phù hợp. Dưới đây là những loại đồ ăn, thức uống không được khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của người bị nhiễm vi khẩn Hp dạ dày:

1/ Trái cây có nhiều axit

Chẳng hạn như cà chua, cam, quýt hay các loại trái cây có múi khác. Khi sử dụng, chúng sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, điều này càng khiến cho vi khuẩn Hp có cơ hội bùng phát mạnh. Bình thường các loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe nhưng một khi đã bị nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn nên hạn chế sử dụng chúng trong thực đơn.

Những trái cây có vị chua, chứa nhiều acid có hại cho dạ dày
Những trái cây có vị chua, chứa nhiều acid có hại cho dạ dày

2/ Sô cô la

So cô la chứa nhiều caffein nên có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng cảm giác nóng rát, khó chịu khi bị nhiễm vi khuẩn Hp. Hơn nữa các loại kẹo hay thức uống có sô cô la đều sử dụng nhiều đường. Tiêu thụ quá nhiều chất ngọt có thể làm tăng phản ứng viêm ở tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra.

3/ Thực phẩm, đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh

Bao gồm thịt mỡ động vật, nội tạng, các món chiên xào, thức ăn nhanh. Chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa nên cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Điều này có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết loét.

Đồ nhiều dầu mỡ gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa
Đồ nhiều dầu mỡ gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa

4/ Gia vị cay

Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị vi khuẩn Hp kiêng ăn gì. Sở thích ăn cay thường xuyên trong một thời gian dài chính là nguyên nhân gây loét dạ dày, làm suy yếu hệ thống tiêu hóa và khiến vi khuẩn Hp có cơ hội phát triển mạnh. Việc sử dụng thức ăn cay trong lúc dạ dày bị nhiễm Hp cũng khiến các triệu chứng bệnh thêm tồi tệ và ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị.

5/ Thực phẩm giàu Carbohydrates

Vi khuẩn Hp vốn là một sinh vật sống và chúng đặc biệt ưa thích Carbohydrates. Thực tế nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại cũng phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa Carbohydrates trong chế độ ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ nhiễm Hp cao hơn hẳn.

Carbohydrates được tìm thấy nhiều trong mì ống, ngũ cốc, nước ngọt và nhiều loại trái cây, rau củ. Vì vậy rất khó để loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên, hãy cố gắng hạn chế nguồn thực phẩm này nếu không muốn vi khuẩn Hp có cơ hội sinh sôi nảy nở mạnh hơn.

Thực phẩm Carbohydrate không tốt cho hệ tiêu hóa
Thực phẩm Carbohydrate không tốt cho hệ tiêu hóa

Bài viết trên đây vừa cùng bạn đi sâu vào tìm hiểu bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì. Hãy bắt tay vào xây dựng một thực đơn khoa học. Ngoài ra người bệnh nên thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh biến chứng từ bệnh lý trào ngược dạ dày.

Nếu đang gặp phải vấn đề khó khăn trong quá trình nhận biết và điều trị bệnh, hãy để chia sẻ cũng với dược sĩ Metaherb bằng cách để lại bình luận bên dưới. Chuyên mục sẽ giải đáp nhanh chóng.



source https://metaherb.vn/an-gi-de-diet-vi-khuan-hp-cach-dieu-tri.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả