Người bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Gợi ý một số thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường

Khi bị bệnh tiểu đường chúng ta luôn phải lựa chọn những loại thức ăn phù hợp để tránh làm tăng lượng đường huyết trong máu gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được bún không? Cùng Metaherb tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?

“Bệnh tiểu đường có ăn được bún không?” là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi chỉ số đường huyết trong bún khá thấp nên sẽ không làm tăng đường huyết đột biến. Người bệnh tiểu đường có thể dùng bún làm thực phẩm chế biến các món bún khác nhau giúp bữa ăn bớt nhàm chán.

Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường ăn bún cần phải hết sức chú ý. Bún có chứa hàm lượng cao carbohydrate hay còn gọi là đường đơn. Dù chúng cung cấp năng lượng cho hoạt động thiết yếu; nhưng nếu nạp quá nhiều vào cơ thể sẽ có hại.

tiểu đường ăn bún được không
Bún là một trong những món ăn truyền thống của người Việt, nhưng khi ăn bún người bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý

Hơn nữa, những sợi bún trắng ngon mắt mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy là kết quả của quá trình sản xuất dùng không ít các loại phụ gia như:

  • Hàn the có trong bún nếu tích trữ nhiều khiến hệ tiêu hóa nhiễm độc; người bệnh thường nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa….
  • Tinopal hay còn gọi là chất huỳnh quang; gây ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động của các cơ quan như gan, thận; thậm chí là nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư.
  • Chất tẩy trắng giúp cho những sợi bún được trắng trong rất bắt mắt nhưng sẽ làm hại tới đường ruột; khiến đường ruột bị viêm, loét, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường ăn bún hoàn toàn là điều có thể. Nhưng để sức khỏe được ổn định thì người bị tiểu đường nên hạn chế ăn quá nhiều bún.

Một số lưu ý khi ăn bún để không làm tăng chỉ số đường huyết

Các nghiên cứu y khoa đều cho thấy, bệnh tiểu đường ăn bún, ăn bánh ướt hoàn toàn có thể. Thế nhưng nếu người bệnh ăn kèm với các loại thịt như thịt bò, thịt lợn nhiều mỡ; thì chỉ số đường huyết sẽ tăng vọt. Vậy nên việc xây dựng thực đơn cho người tiểu đường thật khoa học, hợp lý là điều cần thiết. Khi ăn bún, bệnh nhân nên hạn chế ăn kèm các loại thịt đỏ và ăn thêm các loại rau xanh.

Người mắc bệnh tiểu đường tuyệt đối không ăn quá nhiều bữa ăn với bún trong một tuần mà chỉ thỉnh thoảng mới ăn. Như vậy, người bệnh vừa bớt ngán lại vừa bảo vệ được sức khỏe cho mình.

Người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý khi ăn bún để tránh làm tăng đường huyết
Người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý khi ăn bún để tránh làm tăng đường huyết

Thực phẩm người bị bệnh tiểu đường nên ăn

Trái cây và rau xanh: là loại thực phẩm có lượng chất phytochemical và chất oxy hóa cao giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể, các chất xơ, chất khoáng, vitamin trong trái cây và rau xanh luôn là sự lựa chọn hợp lý nhất cho người bị bệnh tiểu đường để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Một số loại rau, củ, quả người bị bệnh tiểu đường nên ăn: rau chân vịt, cải xoăn, cải mèo, bông cải xanh, táo, cam, bưởi,….

  • Thịt bò: người bị bệnh tiểu đường thường phải kiêng các loại thịt đỏ , thịt chứa nhiều chất béo, nội tạng nhưng thịt bò lại là thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường. Trong thịt bò rất giàu chất đạm, các axit linoleic tổng hợp có khả năng chống ung thư và cải thiện chức năng chuyển hóa đường máu
  • Chất béo tốt: là những loại chất béo chưa bão hòa có nhiều ở trong các loại quả bơ, hạnh nhân, hồ đào, óc chó, dầu ôliu, dầu đậu nành…. nó sẽ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn loại chất béo này thay cho chất béo có trong mỡ động vật (Lưu ý: không sử dụng dầu ôliu ở nhiệt độ cao, nó sẽ biến đổi các hoạt chất có trong dầu thành các chất có hại cho sức khỏe)
  • Cá biển: Cá thu, cá hồi, các ngừ,…có chứa hàm lượng đạm cao và có nhiều chất béo tốt (omega-3) rất có lợi cho tim mạch và là thực phẩm phù hợp dành cho người bị bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn cá rán mà chế biến theo các cách khác

Thực phẩm người bị bệnh tiểu đường không nên ăn

  • Thực phẩm ngọt: như kẹo, bánh, socola, mứt, nước ngọt… chúng đã được chế biến và có chứa nhiều đường hóa học nên khi hấp thụ chúng vào cơ thể, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể và khó kiểm soát do vậy đây là những thực phẩm tuyệt đối kiêng kị với người bị bệnh tiểu đường
  • Các loại thực phẩm có vi ngọt tự nhiên như mía, nhãn, vải… cũng nên hạn chế sử dụng tối đa vì lượng đường chúng có quá nhiều
  • Tinh bột: người bị bệnh tiểu đường phải hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều tinh bột đặc biệt là cơm thay vào đó là sử dụng các loại ngũ cốc, gạo lứt… để giảm thiểu lượng tinh bột hấp thụ vào cơ thể . Bún và bánh ướt được làm từ gạo nhưng chúng ta vẫn có thể ăn bún và bánh ướt.
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc về dinh dưỡng
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc về dinh dưỡng
  • Chất béo bão hòa: có nhiều trong thịt mỡ, nội tạng động vật, bơ, sữa, trứng gà, xúc xích, đồ ăn nhanh….  chúng cung cấp cho cơ thể rất nhiều năng lượng nên khả năng gây béo phì rất cao và làm tăng lượng cholesterol trong máu. nếu không loại bỏ loại thức ăn này thì người bị bệnh tiểu đường sẽ khó có thể kiểm soát được đường huyết của mình
  • Trái cây khô: trái cây có chứa rất nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin nhưng khi  sấy khô thì lượng đường lại tăng lên đáng kể và những chất thiết yếu trong trái cây tưới có thì lại mất đi nên nó không còn tốt cho người bị tiểu đường khi đã bị xấy khô
  • Sữa là thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng các chất béo có trong sữa sẽ làm giảm đề kháng insulin nên người bị tiểu dường nên mua loại sữa phù hợp với mình, không được uống tự do các loại sữa theo ý thích
  • Các loại thức uống có cồn: như rượu, bia…. phải tuyệt đối tránh khi bị bệnh vì chúng sẽ làm bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, khó kiểm soát và có thể gây biến chứng bệnh tiểu đường….

Trên đây Metaherb đã giải đáp thắc mắc: “Tiểu đường có ăn được bún không?”. Hy vọng qua bài viết, người bệnh đã nắm bắt được các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn để có chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm cho hợp lý giúp kiểm soát tốt bệnh.

Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi sớm nhất có thể.

Xem thêm:

 

 



source https://metaherb.vn/benh-tieu-duong-co-an-duoc-bun-khong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả