Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Những điều người bệnh nhất định phải biết trước khi ăn thịt vịt
Thịt vịt là một trong những món ăn phổ biến hàng ngày của mọi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên khi gặp một số loại bệnh cần chú ý ăn uống như tiểu đường, cao huyết áp,…thì việc thắc mắc có thể ăn được thứ này, thứ kia không là điều hiển nhiên. Vậy người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Cùng Metaherb trả lời trong bài viết dưới đây.
Lợi ích bổ dưỡng từ thịt vịt
Thịt vịt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, thịt vịt giàu protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, vitamin D, vitamin B1,…Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt đậm, tính hàn, tác dụng dưỡng vị, tư âm, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Thịt vịt tác động tốt tới sức khỏe, có một số tác dụng tốt sau đây:
- Bổ dạ dày, giúp nuôi dưỡng dạ dày: Thịt vịt ảnh hưởng có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh.
- Tác động tốt tới tim mạch: Hội Tim mạch Mỹ đã xác nhận lợi ích của việc ăn thịt có tác động tốt tới tim mạch. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt được đánh giá là loại có giá trị dinh dưỡng cao, cụ thể, trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calore, và một số các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, kẽm, magie, lipit, các vitamin B, A, K,E,…Ngoài ra thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ acid béo omega -3 và omega -6 giúp cho trái tim khỏe mạnh.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Trong máu của các loại gia cầm, đặc biệt loài vịt thường có nhiều acid oleic và thành phần tương tự giống dầu ô liu nên có thể ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch.
- Bổ sung chất dinh dưỡng cho những người suy nhược cơ thể sau bệnh: Thịt vịt có tính hàn nên khi mọi người tăng cường ăn thịt vịt sẽ giúp khắc phục tình trạng huyết áp tăng cao, hay bị ù tai, váng đầu, chóng mặt, người bị lao phổi, bổ máu,…những người đang bị suy nhược cơ thể sau bệnh.
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?
Bệnh tiểu đường là căn bệnh liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống. Người bệnh luôn phải tuân thủ chế độ ăn uống cho người tiểu đường, hạn chế những loại thực phẩm có tác động xấu tới việc kiểm soát đường huyết và ảnh hưởng tới việc tiến triển các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Người bệnh nên ăn thịt vịt như nào để không ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh.
Người bệnh ăn thịt vịt bổ sung nhiều giá trị dinh dưỡng và tác động tốt tới cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ lưu ý rằng, trong thịt vịt có hàm lượng cholesterol khá cao (cứ mỗi 1 kg thịt vịt thì có khoảng 25 mg cholesterol) và cũng có nhiều chất béo bão hòa.
Vì thế lời khuyên cho người bệnh tiểu đường ăn thịt vịt là khi ăn bệnh nhân nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ức vịt, không nên ăn da và những phần có nhiều mỡ, điều này giúp làm giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol, người bệnh vẫn có thể hấp thu các giá trị dinh dưỡng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, để đảm bảo không ảnh hưởng tới tình trạng bệnh và để biết chắc chắn tình trạng bệnh tiểu đường của mình có được ăn thịt vịt không, người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ điều trị.
Người bệnh tiểu đường kèm theo những bệnh sau đây không nên ăn thịt vịt
Người tiểu đường có thể trạng hàn lạnh
Những người bệnh tiểu đường có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi thịt vịt có tính hàn, sau khi ăn có thể người bệnh bị đau bụng lạnh, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy và các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác ảnh hưởng không tốt tới chế độ ăn uống.
Thịt vịt có độ đạm cao, người tiểu đường dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng
Tùy từng thể trạng mỗi người, có những người ăn một bữa ăn quá giàu đạm sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Vì thịt vịt cũng là một thực phẩm giàu hàm lượng protein nên có nhiều người sau khi ăn ngay lập tức sẽ có nhiều dấu hiệu ngứa ngoài da, sưng đỏ, đau bụng, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa,…
Những người tiểu đường đang trong tình trạng bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng, bị ho
Khi người bệnh tiểu đường đang nhiễm cảm lạnh, sốt, bị ho thì không nên ăn thịt vịt.
Khi đang bị cảm lạnh, sốt, cơ thể đang trong trạng thái yếu ớt, người bệnh sẽ bị suy giảm chức năng tiêu hóa, ăn thịt vịt tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Những người tiểu đường đang trong tình trạng “sick day”nên chọn những món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm và dễ tiêu hóa.
Khi người bệnh tiểu đường đang bị ho thì cần kiêng thực phẩm chất tanh vì sẽ gây kích ứng, khó thở. Do đó, thịt vịt cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bệnh nhân bị ho.
Người bị bệnh tiểu đường bị béo phì, viêm đường ruột
Những người tiểu đường đang bị béo phì nên hạn chế ăn thịt vịt, thịt vịt là loại thực phẩm giúp mọi người tăng cân nên người bị tiểu đường đang bị béo phì nên lưu ý khi ăn loại thực phẩm này.
Những người đang có tiền sử bệnh viêm đường ruột mãn tính ăn vào sẽ khiến cho bệnh viêm đường ruột trở nên nặng hơn.
Những người đang mắc các bệnh khác như đau bụng, tiêu chảy, đau lưng, đau bụng kinh thì tốt nhất cũng không nên ăn thịt vịt, hoặc ăn ở mức rất hạn chế.
Người tiểu đường bị bệnh gout
Những người tiểu đường biến chứng bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể.
Người tiểu đường mới phẫu thuật
Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ do thịt vịt có tính hàn lạnh.
Lưu ý khi ăn thịt vịt dành cho người bệnh tiểu đường
Với những người có biến chứng thận hoặc protein niệu, họ được khuyến cáo hạn chế lượng đạm. Bởi cung cấp nhiều đạm có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng, làm tăng mức độ tổn thương thận. Do đó, với những trường hợp kể trên, bạn nên trao đổi với bác sỹ điều trị hoặc bác sỹ dinh dưỡng để được khuyến cáo liều lượng chất đạm được bổ sung trong ngày là bao nhiêu cho phù hợp.
Tổng kết lại có thể thấy rằng, chất đạm nói chung hoặc thịt gà nói riêng là những thực phẩm cần thiết cho việc sống còn của cơ thể. Do đó, bạn không cần và cũng không nên kiêng khem một cách tuyệt đối. Điều quan trọng là bạn cần linh hoạt thay đổi thực phẩm cung cấp chất đạm mỗi ngày để tránh nhàm chán trong các bữa ăn. Đồng thời nếu mắc bệnh thận, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn liều lượng đạm phù hợp trong ngày với tình trạng bệnh và cân nặng của bản thân.
Thay đổi chế độ ăn khi mắc bệnh tiểu đường type 2 là điều cần thiết để hướng tới một giá trị đường huyết ổn định, đồng thời ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Tuy nhiên, bạn không cần quá căng thẳng, nên nhớ nguyên tắc ăn vừa đủ với của cơ thể, ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây tươi (ít ngọt) và hạn chế đồ ăn nhiều đường, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas… Bên cạnh đó, sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cũng được khuyến cáo để góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường type 2.
Mọi thông tin, thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của Metaherb sẽ phản hồi một cách sớm nhất.
source https://metaherb.vn/benh-tieu-duong-co-an-duoc-thit-vit-khong.html
Nhận xét
Đăng nhận xét