Đau dạ dày uống nước cam được không? Giải đáp chi tiết nhất

Cam có chứa nhiều vitamin C, khoáng chất chống oxy hóa, chống lão hóa, làm đẹp da, tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng phù hợp để uống nước cam. Vậy đau dạ dày uống nước cam được không? Chuyên mục sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

5 triệu chứng đau dạ dày bất cứ bệnh nhân nào cũng đều gặp phải

Đau dạ dày là một trong những căn bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng rất ít người có thể phân biệt được căn bệnh này với những bệnh lý khác. Bởi triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường bị nhầm lẫn với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.

Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên mục đã rút ra 5 triệu chứng đau dạ dày người bệnh chắc chắn mắc phải:

  • Có cảm giác đầy hơi, chướng bụng
  • Đau tức vùng bụng, đặc biệt là vùng thượng vị
  • Có cảm giác buồn nôn thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân
  • Ăn uống không ngon miệng dẫn đến sụt cân
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, hay đắng miệng.
Triệu chứng đau thượng vị
Triệu chứng đau thượng vị

Xem thêm: Tổng quan về bệnh lý đau dạ dày và cách điều trị hiệu quả nhất

Để có những phương án điều trị phù hợp cũng như ngăn chặn bệnh tái phát, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý đang mắc phải. Tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp.

Nhằm hạn chế triệu chứng đau dạ dày trở nặng, người bệnh lưu ý tránh xa những thực phẩm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi…

Đau dạ dày uống nước cam được không?

“Người bị đau dạ dày có uống được nước cam không?“. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những mặt lợi và mặt hại của loại đồ uống mang vị chua đối với người bị đau dạ dày. Điều này đồng nghĩa với việc, các đối tượng bị đau dạ dày có thể uống được nước cam nhưng cần uống đúng cách và uống vừa đủ.

Những lợi ích nổi bật của nước cam đối với người bị đau dạ dày:

  • Khắc phục chứng ợ nóng, táo bón: Hàm lượng axit ascorbic có trong cam có tác dụng chống viêm. Trong khi đó, hoạt chất favonol citrus giúp làm tăng lượng axit clohydric có trong dạ dày.Từ đó giúp dạ dày hoạt động ổn định, cải thiện tình trạng tiêu hóa cảm, chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, táo bón,…;
  • Giảm nguy cơ viêm nhiễm dạ dày: Nhờ có hàm lượng vitamin C dồi dào có trong đồ uống từ cam có khả năng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm dạ dày. Đồng thời, chống lại sự tấn công của các vi khuẩn HP gây hại – nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét dạ dày;
  • Bảo vệ thành mạch dạ dày: Nước cam đều chứa hàm lượng vitamin D dồi dào. Nhờ đó mà thành mạch dạ dày được bảo vệ, phòng ngừa sự tấn công của một số vi khuẩn gây hại.
Đau dạ dày uống nước cam được không?
Đau dạ dày uống nước cam được không?

Dựa vào những lý lẽ trên cho thấy, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng nước cam để giải nhiệt cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng vừa đủ và đúng cách, tuyệt đối không được lạm dụng. Bởi vì, lượng acid được dung nạp vào trong cơ thể bị dư thừa sẽ làm gia tăng tiết dịch vị gây kích thích mạnh mẽ lên lớp niêm mạc dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ chịu phải nhiều chứng đau đơn khó chịu, thậm chí dạ dày bị viêm loét.

Uống nước cam đúng cách cho người bị đau dạ dày

Như đã đề cập, các đối tượng bị đau dạ dày cần uống nước cam đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình chữa lành bệnh. Tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo các nguyên tắc được trình bày rõ ở đây:

1/ Cách pha nước cam đúng cách

Đối với các đối tượng bị đau dạ dày, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên pha loãng nước cam với nước ấm trước khi sử dụng. Vì khi làm như vậy, vị chua của thức uống sẽ được gia giảm và không làm ảnh hưởng đến sự tiết dịch của dạ dày. Đồng thời, vị chua không quá gắt nên không gây hại đến thành niêm mạc.

Nếu bạn uống nước cam pha loãng thì nên giữ nguyên cả vỏ. Bởi phần vỏ cam chứa hàm lượng flavonoid khá cao. Hàm lượng này giúp cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khi thái cam thành từng lát mỏng, thành phần tinh dầu ở vỏ cam dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại chất chống oxy hóa.

Nên pha nước cam với nước ấm
Nên pha nước cam với nước ấm

2/ Thời điểm thích hợp để uống nước cam

Ngoài việc uống nước cam đúng cách, người bị đau dạ dày cũng cần uống đúng thời điểm. Bởi vì, uống đúng thời điểm không chỉ phát huy tối đa công dụng của đồ uống mang vị chua mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày được tốt hơn. Cụ thể:

  • Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là sau bữa ăn từ 1,5 – 2 giờ. Khi đó, thức uống sẽ hỗ trợ rất nhiều đến việc tiêu hóa thức ăn;
  • Không nên uống nước vào buổi sáng sớm, nhất là khi bụng đói;
  • Tuyệt đối không nên uống nước vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này có thể khiến bạn mất ngủ hoặc đi tiểu nhiều về đêm;
  • Không sử dụng đồng thời đồ uống có vị chua với thuốc kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào. Việc sử dụng đồng thời có thể gây ra một số tương tác thuốc gây bất lợi cho sức khỏe;
  • Không nên uống nước cam ngay sau khi uống và trước khi uống sữa;
  • Không dùng dung nước cam cùng với nước củ cải.
  • Thời điểm thích hợp để uống nước cam là sau bữa ăn ít nhất 1,5 giờ đồng hồ
Tuyệt đối không uống nước cam với bất cứ loại kháng sinh nào
Tuyệt đối không uống nước cam với bất cứ loại kháng sinh nào

3/ Kết hợp chế độ ăn uống thích hợp

Người bị đau dạ dày nên ăn các loại thực phẩm sau đây:

  • Các thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày:  Mật ong, trứng, bánh ngọt, trà thảo dược,… là những thực phẩm tốt cho dạ dày. Các loại thực phẩm này tạo một lớp lót trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi kích thích từ những thực phẩm có hại khác.
  • Thực phẩm giúp lành vết loét dạ dày: Nghệ, cá, tôm, bắp cải,… là những thực phẩm người đau dạ dày nên ăn. Chúng có tác dụng giúp tăng sản xuất mô tế bào khiến các vết loét dạ dày mau chóng lành lại.
  • Thức ăn giảm tiết acid: Cháo, súp, cơm, xôi,… là những loại thức ăn giúp giảm tiết acid trong dạ dày. Khi ăn những thức ăn này, miệng phải nhai nhiều hơn, tiết nhiều nước bọt hơn. Vì thế, thức ăn khi đi tới dạ dày có thêm nước bọt để trung hòa axit trong dạ dày.
  • Cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie: Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong hoa quả, rau củ màu xanh đậm và đỏ như rau ngót, bí đỏ, cà rốt, củ dền, bông cải xanh,… Chúng đều là các chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế triệu chứng
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế triệu chứng

Thực phẩm nên hạn chế:

  • Thực phẩm có độ axit cao: Chanh, mơ, me, quýt,… là những loại thực phẩm chứa lượng axit cao mà người đau dạ dày nên hạn chế sử dụng. Chúng có thể làm gia tăng lượng axit trong dạ dày.
  • Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: Nước ngọt, nước có ga, hành tây, dưa muối, cà muối,… là những thực phẩm có thể khiến dạ dày chứa nhiều hơi hơn. Người bị đau dạ dày ăn chúng gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và cảm giác khó chịu.
  • Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: Đồ uống có cồn, rượu bia, chè đặc, cà phê,… là những thực phẩm khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
  • Thức ăn làm tăng tiết acid: Các loại thực phẩm khó tiêu hóa như lạp xưởng, xúc xích, món rán, chiên dầu,… khiến cho dạ dày tăng tiết acid để tiêu hóa thức ăn từ đó khiến dạ dày bị tổn thương.
  • Thức ăn dai, cứng gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày: Ổi xanh, cóc, sụn, thịt nhiều gân,… là những loại thực phẩm cứng, dai gây cọ sát cho dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày bị hư hại và tăng các cơn đau.

Xem thêm: Tiết lộ cách ăn nghệ tươi giảm đau dạ dày “siêu” hiệu quả

Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Bị đau dạ dày có uống nước cam được không?” cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin đã được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cho bạn đọc hiểu phần nào công dụng của quả cam trong việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý cũng như cách điều trị hiệu quả, người bệnh hãy để lại bình luận bên dưới, Metaherb sẽ nhanh chóng giải đáp.



source https://metaherb.vn/dau-da-day-uong-nuoc-cam-duoc-khong-giai-dap.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả