Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Những thông tin cần biết!

Tiểu đường thai kỳ khá phổ biến ở phụ nữ mang thai hiện nay. Vậy trên thực tế bệnh có những ảnh hưởng gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Đây là một trong những loại tiểu đường mà khá nhiều phụ nữ khi mang thai gặp phải. Bệnh trên thông thường gặp phải ở mẹ bầu tuần thứ 24 – 28. Bệnh trên ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và gây ra lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Tương tự như dấu hiệu nhận biết tiểu đường thông thường thì tiểu đường thai kỳ cũng được biểu hiện cụ thể như:

  • Khát nước, đi tiểu liên tục.
  • Khô miệng, da khô ngứa.
  • Mệt mỏi.
  • Nhiễm nấm miệng kéo dài
  • Mắt mờ
  • Tăng huyết áp
Tiểu đường thai kỳ đang phổ biến hiện nay
Tiểu đường thai kỳ đang phổ biến hiện nay

Tùy mỗi người mà biểu hiện có thể sẽ khác nhau, thậm chí trong một số trường hợp thì tiểu đường còn không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Chính vì vậy rất khó khăn cho người bệnh trong việc phát hiện sớm tiểu đường. Tốt nhất nếu thấy dấu hiệu bất thường hay không thì phụ nữ mang thai cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện các vấn đề và có hướng xử lý thích hợp.

Xem thêm:

Chỉ số đường huyết thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?

Trường hợp phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ hiện khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên nếu kiểm soát và điều chỉnh chúng ở mức ổn định sẽ tránh những biến chứng nguy hại đến cả mẹ và thai nhi.

Chỉ số đường huyết an toàn khi mang thai

Theo đó, chỉ số đường huyết ở mức bình thường, an toàn như sau:

  • Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)

Tỷ lệ đường huyết nguy hiểm khi mang thai

Tỷ lệ đường huyết ở mỗi lần khám thai cũng biểu thị những vấn đề nhất định mà mẹ bầu cần lưu ý:

  • Lần khám thai đầu: Chỉ số đường huyết khi đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, lượng đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L được chẩn đoán đái tháo đường lâm sàng. Với chỉ số đường huyết 5,1 – 7,0mml/L được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Nếu đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L thì sẽ phải đợi đến tuần thai 24 – 28 mới có thể làm các xét nghiệm kết luận chính xác tình trạng
Mẹ bầu cần kiểm tra chỉ số đường huyết để phát hiện bệnh
Mẹ bầu cần kiểm tra chỉ số đường huyết để phát hiện bệnh
  • Lần khám thai trong khoảng 24 – 28 tuần: Nếu chỉ số đường huyết khi đói <5.1 mmol/L, mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để xác định các kết quả chính xác của bệnh. Nếu chỉ số đường huyết >7,0mmol/L thì mẹ bầu bị đái tháo đường lâm sàng. Nếu chỉ số đường huyết lúc đói ≥ 5,1 mmol/L, ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L và ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L thì mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ.

Nếu chẳng may các chỉ số tố cáo bệnh tiểu đường thai kỳ thì tùy từng người mà bệnh tình có thể nặng, nhẹ khác nhau. Lúc này để ngăn ngừa biến chứng thì bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và liệu pháp xử lý thích hợp. Nhìn chung tiểu đường thai kỳ khá nguy hiểm nên mẹ bầu cần phòng tránh.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Nhiều người đang lo lắng liệu bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Câu trả lời là “Có”. Chính những biến chứng của bệnh sẽ khiến cả thai phụ và thai nhi chịu ảnh hưởng không nhỏ. Theo đó, một số biến chứng mà mẹ bầu nên cẩn trọng nếu chẳng may bị đái tháo đường thai kỳ như:

Biến chứng đối với mẹ bầu

Khi bị tiểu đường, mẹ bầu có thể sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: tiền sản giật, sản giật gấp 4 lần so với thông thường, bang huyết sau sinh, nhiễm trùng,… Tình trạng trên cũng có thể khiến mẹ bầu khó sinh, sinh non, đa ối, vỡ ối,… vô cùng nguy hiểm. Có thể nói tiểu đường tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường mà nhất định mẹ bầu cần lưu ý cẩn trọng.

Biến chứng đối với thai nhi

Bệnh có thể gây ra hội chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh, nếu không được phát hiện có thể dẫn đến co giật, hôn mê và tổn thương não nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thai nhi có thể gặp phải nhiều vấn đề như: giảm sự phát triển của phổi, thai to, chậm phát triển hay dị tật bẩm sinh,…

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, bệnh có thể gây biến chứng suy hô hấp ở trẻ sau khi sinh, bệnh vàng da, thai nhi sau sinh dễ béo phì,… Trong một số trường hợp nặng thì tiểu đường có thể dẫn đến tử vong ở thai nhi nên mẹ bầu nhất định không được chủ quan, cần theo dõi và xử lý tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên thăm khám, gặp bác sĩ để nghe lời khuyên trong phương pháp xử lý, điều trị, tránh để bệnh tiến triển lên tiểu đường tuýp 2 sau sinh mà vẫn không gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi. Trước tiên, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra đường huyết để nắm được tình trạng của cơ thể cũng như có hướng điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đối với mẹ bầu như thế nào để vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi mà vẫn kiểm soát đường huyết tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, tốt nhất. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể sử dụng insulin để kiểm soát bệnh nhưng hãy nhớ tất cả chỉ theo chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh tự ý dùng nhé.

Lưu ý với mẹ bầu mang thai bị tiểu đường

Một số băn khoăn, lưu ý đối với mẹ bầu khi mang thai bị mắc tiểu đường điển hình như:

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?

Trong một số loại sữa bầu có chứa hàm lượng đường tương đối lớn bên cạnh những dưỡng chất cần thiết khác. Điều này khiến mẹ bầu lo lắng có nên sử dụng chúng hay không và nếu dùng thì có hại gì không? Theo đó, phụ nữ mang thai sử dụng sữa bầu cần lưu ý không tự ý dùng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tùy thuộc vào loại sữa bầu khác nhau mà thành phần hay các chỉ số dinh dưỡng riêng.

Bệnh tiểu đường thai kỳ cần tư vấn từ bác sĩ
Bệnh tiểu đường thai kỳ cần tư vấn từ bác sĩ

Việc kiểm tra chỉ số đường huyết và căn cứ vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. Thông thường nếu tiểu đường ở mức nhẹ thì mẹ bầu vẫn có thể sử dụng sữa bầu. Tuy nhiên cần chọn đúng loại dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết. Đây là vấn đề quan trọng nhất nên hãy để bác sĩ đưa ra lời khuyên dùng loại sữa nào nhé!

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Bên cạnh băn khoăn tiểu đường liệu có uống sữa bầu được không thì phụ nữ mang thai còn lo lắng liệu bệnh trên có ảnh hưởng đến phương pháp sinh nở hay không? Vậy cụ thể thì đái tháo đường thai kỳ có có thể sinh thường không? Nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt nhất?

Đối với đối tượng bị tiểu đường thai kỳ thì cần kiểm tra các chỉ số cũng như theo dõi biến chứng bất thường để sớm đưa ra phương pháp đẻ thích hợp nhất. Thông thường nếu mẹ bầu bị biến chứng thai kỳ dẫn đến thai to thì việc cân nhắc đẻ mổ sẽ tốt hơn. Nhìn chung, dựa trên kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phương pháp thích hợp, an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên chú ý chế độ ăn uống
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên chú ý chế độ ăn uống

Mẹ bầu nên chú ý ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý, tránh xa những thói quen tiêu cực để bảo vệ sức khỏe và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn đầy gian nan sắp tới. Sau khi sinh con, hãy lưu ý thăm khám để tránh tiểu đường tiến triển lên tuýp 2 vô cùng nguy hiểm nhé.

Hy vọng với những thông tin mà Metaherb cung cấp sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn gì cần chúng tôi giải đáp, hãy để lại bình luận ở khung phía dưới bài viết này nhé!



source https://metaherb.vn/tieu-duong-thai-ky.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc tái tạo sụn khớp của mỹ: Lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả cao

khô khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để hạn chế đau nhức?

Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả