HbA1c là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số HbA1c với bệnh nhân tiểu đường
Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa quan trọng với người bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Vậy cụ thể chỉ số trên là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan giúp bạn hiểu hơn và HbA1c cũng như cách kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu HbA1c là gì?
Với người bệnh tiểu đường thì chỉ số HbA1c là vô cùng quen thuộc. Theo đó, HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu suốt 120 ngày, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể.
Chỉ số HbA1c phản ánh điều gì?
Như đã thông tin phía trên, chỉ số HbA1c phản ánh trung thực tình trạng glucose trong máu (đường huyết) trong 3 tháng liên tiếp. Có thể nói chỉ số này nói lên mức độ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đã tốt hay chưa.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường. Từ kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ giúp cho bệnh nhân cũng như bác sĩ điều trị có kế hoạch điều chỉnh phương pháp kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng mà đái tháo đường có thể gây ra.
Xét nghiệm chỉ số HbA1c được thực hiện như thế nào?
Để tiến hành xét nghiệm HbA1c thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau. Cuối cùng, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ xác định tình trạng kiểm soát đường huyết ở người bệnh đang ở mức nào, ổn định hay đáng báo động, từ đó đưa ra phương pháp điều trị và điều chỉnh phù hợp.
Chỉ số xét nghiệm sẽ phản ánh cụ thể:
- Bình thường: dưới 5,7%
- Tiền đái tháo đường (nguy cơ đái tháo đường): 5,7- 6,4%
- Đái tháo đường: trên 6,5%
Phân biệt HbA1c với chỉ số đường huyết khi đói
Nhiều người còn nhầm lẫn giữa chỉ số HbA1c với chỉ số đường huyết khi đói. Trên thực tế hai loại trên hoàn toàn khác nhau và phản ánh lượng đường trong máu ở những thời điểm nhất định. Người bệnh cần lưu ý phân biệt để đánh giá đúng tình trạng của bản thân, cụ thể như sau:
- Chỉ số đường huyết khi đói: Chỉ phản ánh đường huyết tại thời điểm hiện tại nhất định khi tiến hành lấy mẫu thử.
- Chỉ số HbA1c: Bức tranh tổng thể, phản ánh đường huyết trung bình trong suốt 3 tháng liên tiếp.
Chỉ số HbA1c như thế nào là bình thường? Thế nào là cao?
Chỉ số HbA1C trung bình của người bình thường ở mức dưới 5,7%, trong khi đó người bệnh tiểu đường duy trì chỉ số trên ở mức 5,7% – 6,5% là tốt nhất, an toàn, tránh những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Dưới 6,5% cũng là ngưỡng an toàn mà người bệnh nên lưu ý kiểm soát.
Với trường hợp chỉ số HbA1c trên 6,5% là cao. Con số trên càng lên cao càng đáng báo động và kiểm soát kịp thời. Khi chỉ số trên ở mức báo động thì người bệnh cần nhập viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Vì sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?
Với khả năng phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng, việc theo dõi chỉ số đường huyết HbA1c giúp cho bệnh nhân và bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị tiếp theo. Đồng thời, HbA1c có giá trị chẩn đoán cũng như tầm soát sớm tiền đái tháo đường.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6.5% có nghĩa đường máu của bạn đang được kiểm soát tốt, người bệnh cần duy trì. Trong khi đó, nếu chỉ số trên ở ngưỡng cao thì cần áp dụng biện pháp kịp thời điều chỉnh, kiểm soát nhanh chóng để làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận, tim mạch và thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra. Đây cũng chính là đáp án cho câu hỏi vì sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c mà nhiều người đang thắc mắc.
Cách kiểm soát chỉ số HbA1c dưới 6,5%
Để ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường thì việc theo dõi và kiểm soát chỉ số HbA1c là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý mà người bệnh nên tham khảo.
Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tiểu đường
Việc điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc tây hiện là phương pháp phổ biến hàng đầu mà nhiều người lựa chọn. Bên cạnh thuốc tiêm insulin thì một số nhóm thuốc hạ đường huyết điển hình như:
- Nhóm Sulfamid (Sulfonylure):
- Sulfamid thế hệ I như: Carbutamid, tolbutamid,.. nay đã ít dùng hơn trước.
- Sulfamid thế hệ II như: Gliclazid, glipizip, glibenclamid
- Sulfamid dùng một lần như: Amaryl, diamicron MR.
- Nhóm Biguanid: metformin, siofor,…
Các nhóm thuốc tiểu đường này chỉ sử dụng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 và chống chỉ định với bệnh tiểu đường tuýp 1, người hôn mê, suy gan thận hay phụ nữ có thai,…
- Nhóm ức chế men α – glucosidase: Có thể sử dụng ở thể nhẹ của tiểu đường tuýp 1, 2 nhưng cần kết hợp với thuốc hạ đường huyết khác,…
- Nhóm Meglitimid: Novonorm…
- Nhóm thiazolidinedion
Tùy thuộc vào loại tiểu đường cụ thể cũng như tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cụ thể, theo phác đồ nhất định. Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc và kiên trì áp dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, tốt nhất.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh tiểu đường nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu ít xơ, ngũ cốc và tinh bột lành bệnh. Một số chuyên gia khuyên bệnh nhân nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần, uống nhiều nước lọc, ăn đồ luộc, hấp, ít dầu mỡ,…
Bên cạnh đó, hãy hạn chế đồ ăn chiên rán, tinh bột, đồ ngọt, đồ uống chứa cồn như rượu, bia,… Hạn chế ăn hoa quả sấy khô, nội tạng động vật và tránh xa chất kích thích, thuốc lá. Việc xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà lại hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường chính là bí kíp để bạn sống khỏe.
Sinh hoạt, tập luyện hợp lý
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý sinh hoạt khoa học. Việc điều chỉnh giờ giấc ngủ, nghỉ, tránh làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, stress,… cũng là cách để kiểm soát đường huyết. Đừng quên tập luyện đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe đấy!
Sử dụng thảo dược ổn định đường huyết
Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kiểm soát đường huyết, duy trì chỉ số HbA1c ở ở mức ổn định chính là gợi ý hoàn hảo. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Cam thảo đất: Chứa thành phần hoạt chất amelin đã được khoa học nghiên cứu và chứng minh giúp ổn định đường huyết. Vì vậy, sử dụng cam thảo đất rửa sạch, phơi khô rồi hãm trà uống giúp ổn định đường huyết hữu hiệu.
- Dây thìa canh: Chứa Acid Gymnemic giúp kích thích sản xuất ra 1 loại hormon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy, tăng khả năng bài tiết insulin, làm chậm lại quá trình hấp thu glucose ở ruột. Sử dụng dây thìa canh đem sắc nước uống mang đến hiệu quả kiểm soát đường huyết tuyệt vời.
- Mướp đắng: Chứa hoạt chất tương tự như insulin, có tác dụng kiểm soát đường huyết hữu hiệu. Dùng chúng để hãm trà hay chế biến món ăn cũng rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó, lá neem Ấn Độ hay dâu tằm trắng,… cùng một số loại thảo dược tự nhiên khác cũng có nhiều tác dụng trong việc kiểm soát chỉ số HbA1c dưới mức 6,5%. Bạn nên tìm hiểu thêm nếu có ý định áp dụng phương pháp này.
Thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát chỉ số HbA1c
Bên cạnh những cách kể trên thì hiện nay đông đảo người bệnh tiểu đường tìm đến thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị. Trong đó, Glu Metaherb là thực phẩm bảo vệ sức khỏe ứng dụng công nghệ cao vào bào chế thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ và triệu chứng của người đái tháo đường. Sản phẩm được tư vấn bởi Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và được nhiều người bệnh ưa chuộng hiện nay.
Sản phẩm trên có công dụng hỗ trợ giảm đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng và triệu chứng đái tháo đường, hỗ trợ giảm cholesterol, mỡ máu nên rất thích hợp với người bị tiểu đường Type I và Type II, người có đường huyết cao, cần kiểm soát đường huyết hay có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bị mỡ máu cao, cholesterol máu cao.
Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glu Metaherb để kiểm soát chỉ số HbA1c dưới 6,5%, ổn định đường huyết chính là bí quyết sống khỏe và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng!
Phía trên là những thông tin Metaherb cung cấp về chỉ số HbA1c và cách kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Hy vọng hữu ích cho nhiều người. Nếu có bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với chuyên gia Metaherb để được tư vấn chi tiết!
source https://metaherb.vn/hba1c-co-y-nghia-gi-voi-benh-tieu-duong.html
Nhận xét
Đăng nhận xét