Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Mỡ máu bao nhiêu là cao? Cách phòng ngừa tăng mỡ máu cao nên áp dụng

Hình ảnh
Mỡ máu là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Vì vậy, xác định mỡ máu bao nhiêu là cao rất quan trọng trong việc phòng ngừa cũng như hạ mỡ máu kịp thời, không cho bệnh tiến triển nặng hơn. Cùng Metaherb tìm hiểu về các chỉ số mỡ máu trong bài viết dưới đây. Có thể bạn quan tâm Tổng quan về bệnh tiểu đường Những triệu chứng bất thường của bệnh gút cần điều trị ngay 5 cách chữa xuất tinh sớm bằng thuốc nam hiệu quả quý ông nên áp dụng! Mỡ máu là gì? Nguyên nhân gây ra mỡ máu Thực phẩm vừa là nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, vừa là nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm nếu ăn uống không khoa học, tình trạng tăng mỡ máu là một ví dụ điển hình. Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ hoà tan hay không thể hoà tan từ thực phẩm có trong máu vượt quá mức giới hạn cho phép. Mỡ máu gồm nhiều thành phần, trong đó thành phần điển hình nhất là cholesterol. Điển hình của

Muối urat: Nên đào thải ra khỏi cơ thể bằng cách nào?

Hình ảnh
Cùng với axit uric thì muối urat thường được nhắc đến khi nói về bệnh gout. Vậy cụ thể muối urat là gì? Có ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh gout? Cần làm gì để đào thải chúng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin giải đáp chi tiết. Muối urat là gì? Có thể bạn đã từng nghe qua hoặc biết đến cụm từ “muối urat”. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút (Gout). Theo đó, gout là một bệnh viêm khớp do tinh thể monosodium urate (MSU) hay còn gọi là muối urat kết tủa trong các khớp và mô mềm, gây ra phản ứng viêm. Trong đó, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự lắng đọng, kết tủa này là do nồng độ axit uric tăng cao. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, sự lắng đọng của các tinh thể monosodium urate (MSU) là dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút. Nồng độ axit uric cao kéo dài dẫn đến sự lắng đọng tinh thể MSU không chỉ ở khớp mà còn trong gân và dây chằng. Đặc biệt, tình trạng trên sẽ càng trở nên trầm trọng nếu không được can thiệp sớm. Muối urat là đặc trưng nhận biết của bệnh gout Mu

Axit uric là gì? Nồng độ axit uric bao nhiêu là mắc bệnh gout?

Hình ảnh
Axit uric là khái niệm được nhắc đến thường xuyên đối với bệnh nhân gout (gút). Thực chất đây là gì? Chúng có vai trò và mối liên hệ gì với bệnh gout? Những mối nguy hiểm khôn lường khi axit uric cao và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu axit uric là gì? Nhiều người đã từng nghe nói về axit uric nhưng chưa thực sự hiểu bản chất của loại axit này. Theo một số chuyên gia, có thể hiểu axit uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hydro và nitơ, có công thức C5H4N4O3 được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin. Chúng được hòa tan trong máu và cuối cùng chúng được đưa đến thận và thải ra ngoài qua nước tiểu. Loại axit này cũng mang đến những công dụng và đóng vai trò nhất định. Theo đó, chỉ số axit uric luôn được theo dõi để đánh giá nồng độ axit uric máu có trong cơ thể người bệnh cũng như ảnh hưởng của nó đến quá trình điều trị. Axit uric có liên quan mật thiết với bệnh gout Đồng thời, vai trò của axit uric máu cũ

Glucose là gì? Chỉ số glucose trong máu bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Hình ảnh
Là một loại đường quan trọng trong cơ thể – Glucose thực sự có vai trò gì? Chỉ số glucose như thế nào là bất thường? Khi nào là mắc bệnh tiểu đường? Cùng tìm hiểu thông tin giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu Glucose là gì? Glucose (còn gọi là dextrose ) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6. Chúng được tạo ra chủ yếu bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ngoài cách hiểu trên thì có thể hiểu đơn giản glucose chính là một loại đường. Đây là “chìa khóa” để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Nói chính xác hơn cả thì glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ có riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose. Glucose hay thường gọi là đường Có thể bạn chưa biết, Glucose có mặt trong hầu hết các loại đồ ăn thức uống chúng ta vẫn thường bổ sung hàng ngày. Trong suốt quá trình ti

3 Phương pháp giảm béo cổ dễ áp dụng, hiệu quả chỉ sau 2 tuần kiên trì thực hiện

Hình ảnh
Sở hữu một chiếc cổ cao, thon là mơ ước của bất cứ chị em nào. Nhưng do nhiều nguyên nhân, mỡ thừa có thể tích tụ tại vị trí này, nhất là khi chị em tăng cân. Vậy làm thế nào để giảm béo cổ hiệu quả? Cùng Metaherbb tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Có thể bạn quan tâm Phương pháp giảm mỡ mặt hiệu quả không phải ai cũng biết Cách điều trị và phòng ngừa nám da hiệu quả cho phái đẹp Giảm béo mặt cho nam thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nguyên nhân hình thành mỡ cổ Béo cổ là tình trạng không hiếm gặp, nhất là khi cân nặng tăng khiến chị em mất tự tin về vùng cổ kém thon gọn của mình. Lớp mỡ thừa dày, da nhăn khiến gương mặt trông già hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Béo phì:  Khi cơ thể tăng cân quá mức, béo phì sẽ khiến cho nhiều vị trí trên cơ thể không được săn chắc mà to bè do tích mỡ, trong đó có cả phần cổ. Nhiều người béo quá khiến cho cổ ngắn lại và còn bị gọi là “rụt cổ”. Lão hóa:  Khi cơ thể rơi vào tình tạng lão hóa, nhiều vùng da bắt đầu

Giảm béo mông thế nào để đạt hiệu quả nhanh nhất?

Hình ảnh
Mông và đùi là 2 vị trí khó giảm mỡ nhất trên cơ thể nhưng không có nghĩa là không có cách ”xoá sổ” chúng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Metaherb để biết cách giảm béo mông hiệu quả. Có thể bạn quan tâm Khi nào cần giảm béo? Những phương pháp giảm béo hiệu quả nhất hiện nay 4 phương pháp giảm mỡ bụng nhanh chóng, hiệu quả Giảm béo mặt cho nam thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Nguyên nhân gây tích tụ mỡ ở mông Vòng mông cong tròn tạo thành đường cong quyến rũ tại mông và hông là mơ ước của bất kỳ chị em nào. Thế nhưng việc mông quá to sẽ làm vóc dáng nặng nề, gây khó dễ cho việc lựa chọn trang phục. Đây đồng thời cũng là tác nhân khiến vòng 3 chảy xệ, nhăn nheo và kém thẩm mỹ. Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng này, bạn đọc cần nắm rõ nguyên nhân do đâu dẫn tới việc mỡ thừa có xu hướng tích tụ không cân đối trên cơ thể. Từ đó áp dụng các cách giảm mỡ mông để đạt hiệu quả tốt nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tích tụ mỡ thừa vùng mông Mỗi khu vực trên cơ thể sẽ

Insulin là gì? Tìm hiểu vai trò, phân loại và các thông tin cần biết!

Hình ảnh
Là một trong những loại hormone được nhắc đến nhiều trong điều trị tiểu đường (đái tháo đường) – insulin cụ thể là gì? Có những vai trò gì và nên sử dụng ra sao? Dưới đây là giải đáp và thông tin hữu ích mà nhiều người nên tìm hiểu. Insulin là gì? Cơ chế hoạt động ra sao? Nhiều người đã nghe qua hoặc biết đến insulin nhưng chưa thực sự hiểu về chúng. Theo đó, insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra, có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Đồng thời insulin đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Insulin là một trong những loại hormone quan trọng của cơ thể Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Đây là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu. Có thể hiểu đơn giản thì chúng được ví như “kênh vận chuyển” đường trong quá trình chuyển hóa glucose trong c

HbA1c là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm chỉ số HbA1c với bệnh nhân tiểu đường

Hình ảnh
Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa quan trọng với người bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Vậy cụ thể chỉ số trên là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan giúp bạn hiểu hơn và HbA1c cũng như cách kiểm soát đường huyết hiệu quả.  Có thể bạn quan tâm Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phân loại, biến chứng và cách điều trị Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Có những biến chứng tiểu đường nào? Thuốc tiểu đường nào tốt nhất hiện nay? Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Tìm hiểu HbA1c là gì? Với người bệnh tiểu đường thì chỉ số HbA1c là vô cùng quen thuộc. Theo đó, HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu suốt 120 ngày, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể. Chỉ số HbA1c phản ánh điều gì? Như đã thông tin phía trên, chỉ số HbA1c phản ánh trung thực tình trạng glucose trong máu (đường huyết) trong